Chống làng văn hóa “xuống cấp"

  • Cập nhật: Thứ tư, 12/11/2008 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Trải qua nhiều lần biến đổi, sáp nhập, chia tách, đổi tên, đến nay, về cơ cấu tổ chức đơn vị hành chính ở Yên Bái đã tương đối ổn định theo mô hình nhỏ nhất là làng, xã, thôn, bản. Tổ chức làng, xã ở nước ta đã hình thành từ rất lâu đời, dù trải qua nhiều chế độ chính trị khác nhau, vẫn tồn tại.

Phụ nữ Mường trong làng văn hóa Đồng Lơi, 
xã Thanh Lương (Văn Chấn) biểu diễn văn nghệ trên nhà sàn phục vụ khách du lịch. (Ảnh: H.N)
Phụ nữ Mường trong làng văn hóa Đồng Lơi, xã Thanh Lương (Văn Chấn) biểu diễn văn nghệ trên nhà sàn phục vụ khách du lịch. (Ảnh: H.N)

Trong xu thế hội nhập quốc tế và phát triển đất nước hiện nay, tổ chức làng, xã cũng phải có những biến đổi về chất để phù hợp với sự phát triển chung. Sự biến đổi về chất đó là xây dựng làng văn hóa (LVH) tiến lên xây dựng xã văn hóa, huyện văn hóa...

Phong trào xây dựng LVH phát triển mạnh mẽ ở huyện Lục Yên vào những năm 2000 lại đây. Khởi đầu LVH là xây dựng hương ước, quy ước, có sự tham gia của toàn dân, trong đó lấy phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo làm nhiệm vụ trung tâm. Đi liền với đó là cải tạo cảnh quan môi trường bản làng xanh, sạch, đẹp, xây dựng tình đoàn kết thân ái, giúp đỡ tương trợ lẫn nhau, xóa bỏ hủ tục lạc hậu, giữ gìn thuần phong mỹ tục và bản sắc văn hóa dân tộc, phát triển văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội... Với những nội dung cơ bản như trên, quy ước làng văn hóa đã đề cập toàn diện mọi hoạt động trong thôn bản, hướng dẫn mọi hành vi của mỗi người sống trong cụm dân cư.

Sau khi hoàn thành bản quy ước và thành lập hội đồng xây dựng LVH, các tổ chức, đoàn thể chú trọng phát động phong trào thi đua để triển khai thực hiện quy ước và lập thành tích chào mừng lễ ra mắt LVH. Bước vào xây dựng LVH, thôn bản nào cũng phát động phong trào thi đua sôi nổi, liên tục, đã nhanh chóng tạo nên một diện mạo nông thôn mới. Trước hết, đó là biến những con đường nhỏ hẹp, bùn lầy thành đường bê tông hoặc đường đá dăm cát sỏi rộng rãi, phẳng phiu.

Cùng với đó là cải tạo cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp, cải tạo chuồng trại, đưa gia súc ra xa nhà, xây dựng các công trình vệ sinh. Tiêu chí LVH phải có cổng làng, có nhà hội trường hoặc nhà văn hóa khang trang, dựa vào sức mạnh cộng đồng và tinh thần thi đua nhiệt tình của toàn dân để đóng góp công sức, tiền của, vật liệu xây dựng nhà văn hóa, để có nơi hội họp, sinh hoạt. Có khá nhiều thôn bản đã sử dụng thường xuyên nhà văn hóa để tuyên truyền đường lối, chính sách, pháp luật, giáo dục chính trị tư tưởng, tổ chức các lớp học chuyển giao KHKT, tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ, mở các lớp học ngành, nghề, tổ chức đọc sách, báo, thường xuyên luyện tập và biểu diễn văn nghệ, TDTT, nhất là vào dịp lễ tết, các ngày kỷ niệm lớn...

Những hoạt động trên đã góp phần đẩy lùi hủ tục lạc hậu, xóa bỏ nhiều tệ nạn xã hội, khá nhiều LVH không có nạn mua bán và người nghiện ma túy, không có bài bạc, trộm cắp. Các tiêu chí của LVH đã đánh thức ý thức cộng đồng trong mỗi người, mọi người biết đặt lợi ích tập thể lên trên lợi ích cá nhân, tình làng nghĩa xóm, tình đoàn kết thân ái được củng cố, tăng cường... Tiêu chí LVH cũng chú trọng xây dựng gia đình văn hóa, là gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc; gia đình văn hóa không có bạo lực, đẻ ít con, quan tâm chăm sóc người cao tuổi và giáo dục trẻ em, là gia đình không có trẻ em hư, không có trẻ bỏ học, không có trẻ suy dinh dưỡng...

Khí thế thi đua xây dựng LVH đã thúc đẩy kinh tế phát triển mạnh mẽ: phong trào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi đã đem lại năng suất, chất lượng cao cho nhiều loại cây trồng, vật nuôi, các trang trại kinh tế xuất hiện, phong trào thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi đã làm nổi lên nhiều gương người tốt, việc tốt, làm giảm nhanh hộ đói nghèo, tăng hộ khá giàu, đời sống kinh tế, văn hóa ở khá nhiều LVH phát triển hài hòa, đồng đều. Mỗi LVH đều chủ động phát động phong trào thi đua liên tục và đạt nhiều thành quả tốt đẹp như trên là thật sự có chất lượng và đó là sự biến đổi về chất của một thôn bản so với làng, xã trước đây.

Nếu tất cả làm được như vậy thì sẽ không còn phải suy nghĩ trước thực tế hiện nay là phần nhiều các LVH chỉ giữ vững được phong trào trong những năm đầu khi chuẩn bị cho lễ ra mắt LVH hoặc sau khi được cấp trên công nhận LVH rồi thì không ít bỏ mặc cho các hoạt động phong trào dần dần lắng xuống. Có người gọi đó là tình trạng LVH "xuống cấp". Hội đồng xây dựng LVH phần nhiều hoạt động trên danh nghĩa, nhiều LVH không sơ kết năm.

Bản quy ước LVH đã mất nhiều công xây dựng, nhưng sau khi ra mắt LVH rồi thì không đem ra thực hiện. Phong trào văn hóa, văn nghệ, TDTT chìm lắng. Cơ sở hạ tầng đường sá xuống cấp. Nhà hội trường, nhà văn hóa lâu ngày không sinh hoạt, không tu sửa cũng xuống cấp. Công việc sản xuất, làm ăn mạnh ai người nấy làm, khá nhiều LVH không phát động phong trào thi đua sản xuất, nên nhiều chỉ tiêu kế hoạch thường không đạt, đời sống kinh tế nhiều hộ không ổn định, có hộ tái nghèo...

Để giúp cho các LVH nâng cao và giữ vững chất lượng, các ngành, các cấp cần có sự kiểm tra, đôn đốc, cần tập trung lãnh đạo, không chạy theo thành tích và bệnh hình thức. Các LVH phải xây dựng kế hoạch sản xuất và phát động thi đua liên tục, đồng thời cần tạo được không khí sinh hoạt văn hóa, văn nghệ sôi nổi thường xuyên, lôi cuốn được mọi tầng lớp nhân dân tham gia, không để phong trào "xuống cấp". Nhà nước đầu tư xây dựng nông thôn thì cần dành kinh phí cho các LVH xây dựng bền vững cơ sở hạ tầng, các thiết chế văn hóa, cụ thể như trang bị cho nhà văn hóa tăng âm, loa đài, micrô, nhạc cụ, thường xuyên củng cố đội văn nghệ, đội bóng, các câu lạc bộ, tăng cường sách báo...

Để hòa nhập với sự phát triển của cả nước, đội ngũ cán bộ LVH phải luôn có sự phấn đấu quyết liệt, cần có nhiều biện pháp để thực hiện quy ước, hàng năm có sơ kết và bổ sung quy ước, thưởng phạt rõ ràng và có giám sát hoạt động. Cùng với nâng cao mức sống vật chất, phải xây dựng đời sống văn hóa phong phú, lành mạnh, không ngừng phát triển đi lên.

Hoàng Xuân Khánh

Các tin khác

YBĐT - Đời sống kinh tế, xã hội phát triển thì vấn đề thưởng thức nghệ thuật biểu diễn trở nên một nhu cầu thường nhật của người dân. Tuy nhiên, hoạt động biểu diễn nghệ thuật trong những năm gần đây, đã bộc lộ nhiều vấn đề bất cập mà báo chí đã tốn không ít giấy mực để nói về thực trạng này.

Phụ nữ dân tộc Mông xã Suối Giáng (huyện Văn Chấn) dệt thổ cẩm.
(Ảnh: Quang Thiều)

YBĐT - Trước thực trạng và mong muốn của các đối tượng thụ hưởng, trong thời gian tới đề nghị Chính phủ xem xét, tăng thêm nguồn vốn thực hiện chính sách đối với các tỉnh nghèo như Yên Bái, đặc biệt là thực hiện Quyết định 126/2008/QĐ-TTg ngày 15/9/2008 của Thủ tướng Chính phủ "sửa đổi một số điều của Quyết định số 32/2007/QĐ-TTg..." thì số đối tượng thụ hưởng chính sách sẽ tăng lên đáng kể.

YBĐT - Thời gian qua, tiến độ giải ngân các nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB), bao gồm, vốn đầu tư XDCB tập trung, trái phiếu Chính phủ, các chương trình mục tiêu quốc gia… đạt thấp, không có lợi cho tăng trưởng.

Đồng bào Mông (huyện Trạm Tấu) nhận tấm lợp từ Chương trình 134 của
Chính Phủ.
(Ảnh: Sùng Đức Hồng)

YBĐT - Theo kế hoạch, Chương trình 134 sẽ kết thúc trong năm 2008. Toàn tỉnh Yên Bái có 142 xã, thị trấn của 8/9 huyện thị được hưởng thụ chương trình. Sau 5 năm thực hiện, Chương trình 134 đã cải thiện đáng kể đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số, trong đó giảm gần 10% số hộ nghèo theo tiêu chí mới (từ 34% xuống còn 24,10% vào cuối năm 2007).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục