Gỡ khó cho trường bán trú

  • Cập nhật: Thứ sáu, 18/4/2014 | 2:32:35 PM

YBĐT - Đề án “Xây dựng trường phổ thông dân tộc bán trú (PTDTBT) tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2010 - 2015” là mô hình phù hợp với điều kiện thực tế của giáo dục vùng cao, vùng dân tộc, vùng đồng bào khó khăn.

Học sinh Trường phổ thông Dân tộc nội trú tiểu học và trung học cơ sở Mồ Dề (Mù Cang Chải) trong giờ lên lớp.
Học sinh Trường phổ thông Dân tộc nội trú tiểu học và trung học cơ sở Mồ Dề (Mù Cang Chải) trong giờ lên lớp.

Với 3/4 chặng đường đã qua, Đề án góp phần quan trọng tăng tỉ lệ huy động trẻ trong độ tuổi ra lớp, hạn chế hiện tượng học sinh bỏ học, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện… Tuy nhiên, hiện nay, điều kiện về nhà ở cho học sinh, công trình vệ sinh tại các điểm trường PTDTBT ở vùng cao đang còn rất khó khăn.

Vượt 6 km đường dốc gồ ghề sỏi đá, chúng tôi có mặt tại điểm chính của Trường PTDTBT Tiểu học (TH) và Trung học cơ sở (THCS) xã Mồ Dề, huyện Mù Cang Chải. Bên cạnh những phòng học được đầu tư khang trang, sạch đẹp vẫn còn 2 phòng học bán kiên cố và 7 phòng học tạm, song như thế bước đầu đã đáp ứng khá tốt nhu cầu dạy và học của thầy, trò nơi đây.

Tiếp chúng tôi, thầy Nguyễn Xuân Đam - Phó hiệu trưởng nhà trường cho biết: “Trường PTDTBT TH và THCS Mồ Dề có 31 lớp với 704 học sinh, trong đó, học sinh tiểu học 508 em, học sinh THCS 196 em, có 398 em bán trú. Ngoài điểm trường chính Mồ Dề, nhà trường còn có 8 điểm lẻ gồm: Lả Hảng A và B, Mí Háng, Sán Nhù, Háng Sung, Cung 11, Chống Màng Mủ, Háng Phừ Loa. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học của giáo viên, học sinh tốt hơn rất nhiều so với trước đây. Song khó khăn nhất hiện nay đối với nhà trường, chính là chỗ ở và công trình vệ sinh dành cho các em”.

 

 Công trình vệ sinh cho các em học sinh bán trú xã Pá Hu (Trạm Tấu).

Chia sẻ của thầy Đam hoàn toàn có cơ sở. Gian nhà dựng tạm bằng các phên gỗ sát bờ kè cạnh con suối là khu ngủ, nghỉ của tất cả học sinh bán trú tại đây. Giường chật chội nên các em phải “tráo đầu đuôi”, ép vào nhau để ngủ là chuyện đương nhiên. Cô giáo Bùi Thị Như Quỳnh cho biết: “Việc ngủ nghỉ của các em, chúng tôi vẫn có thể sắp xếp bằng cách kê bàn ghế ở lớp học, song vấn đề sinh hoạt cá nhân mới là khó khăn nhất”.

Cả trường chỉ duy nhất một khu vệ sinh chung, trong khi đó có tới 398 học sinh bán trú tại trường, chỉ tính riêng buổi sáng việc đánh răng, rửa mặt, vệ sinh cá nhân cũng đã “ách tắc” hàng giờ”. Khu vệ sinh luôn được các thầy cô nơi đây nói vui là vấn đề “đầu vào” thì xuôi mà “đầu ra” chưa lọt. Thầy Đam cho biết thêm: “Nhà trường đã chủ động dọn dẹp các khu vệ sinh bằng cách lắp hệ thống xả từ nguồn nước giếng và suối lên. Song đây cũng chỉ là giải pháp trước mắt mà thôi”.

Cũng giống điểm Trường Mồ Dề, Trường PTDTBT TH và THCS Khao Mang với 500 học sinh bán trú. Các phòng ngủ khá chật với giường 2 tầng kê thành 6 hàng dọc, có tới hơn 30 em “chen chúc” nhau ngày này qua ngày khác. Việc sinh hoạt, vệ sinh cá nhân cực kỳ bất tiện, cả trường chỉ có 2 công trình vệ sinh luôn phải “gánh” một lượng học sinh lớn vào những giờ sinh hoạt cao điểm như buổi sáng và buổi chiều. Việc mất vệ sinh, cũng như ô nhiễm nguồn nước nơi đây là khó tránh. Giải pháp tình thế của trường hiện nay là đào hố để “giải quyết” tạm thời còn về lâu dài chắc chắn phải có phương án khác.

Huyện Mù Cang Chải hiện nay có 39 trường học. Trong đó: mầm non 13 trường, tiểu học 9, THCS 8; khối phổ thông có 23 trường thì đã chuyển đổi 14 trường sang mô hình PTDTBT với 539 phòng học, gồm 254 phòng học kiên cố, chiếm 47,9%, 96 phòng học bán kiên cố, chiếm 16,5%, 196 phòng học tạm chủ yếu ở các điểm lẻ do đường sá đi lại khó khăn, chiếm 36,4%.

 

 Phòng ngủ của học sinh bán trú tại Trường PTDTBT tiểu học và THCS Mồ Dề .

Ông Phạm Thế Hảo - Phó trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện cho biết: “Sau hơn 3 năm triển khai Đề án Xây dựng trường PTDTBT của tỉnh, công tác giáo dục ở huyện Mù Cang Chải đã thực sự thay đổi, cơ sở vật chất, chất lượng giảng dạy đều có bước phát triển vượt bậc. Tỷ lệ học sinh ra lớp, học sinh chuyên cần cao hơn rất nhiều so với những năm trước. Tuy nhiên, khó khăn nhất hiện nay đối với các điểm trường PTDTBT trên địa bàn huyện là hầu như thiếu nhà ở cho học sinh, các công trình phụ trợ: bếp ăn, khu vệ sinh, phòng hoạt động tập thể”.

Tại Trường PTDTBT TH và THCS Pá Hu, xã Pá Hu, huyện Trạm Tấu, vấn đề nhà ở cho học sinh cũng như các công trình phụ trợ tại đây cũng không khả quan hơn.

Với 289 học sinh bán trú, ngoài các phòng ở hiện có, nhà trường còn tận dụng thêm bếp ăn cũ của giáo viên cho học sinh nghỉ. Thường một gian nhà ở cho học sinh bán trú có diện tích từ 15 đến 16 m2 thì 8 em/phòng là đủ. Nhưng thực tế “mật độ” ở đây cao hơn rất nhiều khi hàng ngày có trên 40 học sinh sinh hoạt, ngủ nghỉ trong một phòng.

Cô giáo Nguyễn Thị Thanh Hiền - Hiệu trưởng Trường Pá Hu giãi bày: “Cũng muốn các cháu được ở rộng rãi, nhưng học sinh thì đông mà nhà trường cũng chỉ có bằng đấy phòng nên “đành” phải bố trí như vậy. Điều khó khăn nhất hiện nay đối với chúng tôi chính là nguồn nước sinh hoạt cho các em. Nguồn nước ở rất xa, trường lại không đủ kinh phí lắp đặt nên giáo viên và học sinh phải tự làm máng kéo nước về. Mới đây, Tổ chức Tầm nhìn Thế giới đã ủng hộ trường 3.000 m ống nước nhưng việc lấy nước chủ yếu vẫn thủ công nên không chỉ học sinh mà giáo viên cũng phải rất tiết kiệm mới đảm bảo nước sinh hoạt”.

Việc khó khăn về phòng ở, các công trình phụ trợ, đặc biệt là công trình vệ sinh ở các điểm trường PTDTBT ở các huyện vùng cao của tỉnh nếu không sớm được giải quyết sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cũng như chất lượng giáo dục.

Hiện nay, khi thời tiết đang có những diễn biến bất thường, tại các điểm trường nếu xảy ra ô nhiễm môi trường và nguồn nước sẽ là cơ hội cho các loại vi rút, vi khuẩn gây bệnh với những biến thể khó lường phát triển, học sinh sinh hoạt trong một căn phòng nhỏ hẹp, chật chội sẽ khiến nguy cơ lây lan khi dịch bệnh xảy ra.

Nên chăng, ngành giáo dục cần tham mưu cho UBND tỉnh, đặc biệt là Ban chỉ đạo Đề án Xây dựng Trường PTDTBT của tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2010 - 2015 sớm có những giải pháp cụ thể hơn nữa trong huy động các nguồn lực bố trí các phòng ở, công trình phụ trợ, công trình vệ sinh tại các điểm trường PTDTBT vùng cao, ngoài nhiệm vụ tổ chức thực hiện đã giao cho từng ngành theo Đề án trong đó có công tác phối hợp và đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục đảm bảo nơi ăn, ở cho học sinh bán trú.

             Ngọc Sơn

Các tin khác
Mở đường từ thôn Đại Phác đi thôn Ba Luồng - công trình chào mừng kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ.

YBĐT - Trong những ngày này, nhân dân xã Đại Phác huyện Văn Yên (Yên Bái) đang ra sức thi đua lao động, sản xuất hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2014, hướng tới kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ với những công trình, phần việc thật ý nghĩa như: mở đường giao thông thôn Đại Phác, làm mặt bằng nhà văn hóa thôn Tân Minh…

Bà con người Dao thôn 7 góp công bê tông hóa đường liên thôn.

YBĐT - Trong những ngày đầu tháng Tư này, chúng tôi có dịp trở lại xã Tân Đồng (huyện Trấn Yên). Đi đến đâu cũng bắt gặp một khí thế sôi nổi, tất bật.

Dân công vận tải bằng xe thồ phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ.

Qua lời giới thiệu của những chiến sĩ Điện Biên năm xưa, chúng tôi tìm đến ngôi nhà số 89 đường Quan Hoa, phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy thăm ông Nguyễn Văn Tiệp, cán bộ ngành thương mại nghỉ hưu. Năm nay 84 tuổi, tay đã run run do tuổi tác, nhưng nhắc đến những ngày đi dân công phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ 60 năm trước, giọng ông vẫn hồ hởi: "Gian khổ lắm, nhưng vui, lạc quan lắm".

Các cựu chiến binh thăm nghĩa trang Độc lập.

60 năm đã trôi qua, giờ đây tuy tuổi đã cao nhưng ký ức về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ vẫn còn in đậm trong tâm trí của cựu chiến binh Phạm Bá Miều.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục