Yên Bái xây dựng nông thôn mới ở vùng đặc biệt khó khăn: Động lực và nỗ lực - Bài cuối: Giải pháp đồng bộ, quan tâm thích đáng

  • Cập nhật: Thứ sáu, 18/6/2021 | 7:37:11 AM

YênBái - Với những nỗ lực chung, đến nay, Yên Bái có 10 xã thuộc diện xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK) đạt chuẩn nông thôn mới. Công cuộc xây dựng nông thôn mới (XDNTM) tại những vùng này còn nhiều khó khăn, thách thức.

Nông dân xã Nghĩa An, thị xã Nghĩa Lộ chuyển đổi cơ cấu cây trồng để phát triển kinh tế.
Nông dân xã Nghĩa An, thị xã Nghĩa Lộ chuyển đổi cơ cấu cây trồng để phát triển kinh tế.


Ông Nhâm Xuân Trường - Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phó chánh Văn phòng Điều phối NTM của tỉnh có cuộc trao đổi với phóng viên (P.V) Báo Yên Bái xung quanh vấn đề này.

P.V: Xin ông cho biết kết quả cơ bản về việc XDNTM tại các xã ĐBKK trên địa bàn tỉnh đến nay?

Ông Nhâm Xuân Trường: Căn cứ theo quy định tại Quyết định số 900/QĐ-TTg ngày 20/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt danh sách xã ĐBKK, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn 2017 - 2020 thì Yên Bái có 80 xã ĐBKK; trong đó, có 10 xã đã được công nhận đạt chuẩn NTM mới tính đến hết năm 2020 gồm: xã Hát Lừu - huyện Trạm Tấu; xã Nghĩa An, Hạnh Sơn, Phúc Sơn, Thạch Lương của thị xã Nghĩa Lộ; xã Xuân Long, huyện Yên Bình; xã Hòa Cuông, Việt Hồng, Hồng Ca, Kiên Thành của huyện Trấn Yên.



Ông Nhâm Xuân Trường. 

P.V: Việc XDNTM tại các xã ĐBKK có những khó khăn chung chủ yếu như thế nào? 

Ông Nhâm Xuân Trường: Trong XDNTM tại các xã ĐBKK có những khó khăn chung cơ bản: điểm xuất phát của tỉnh nói chung và tại các xã ĐBKK của tỉnh nói riêng khi tiếp cận triển khai Chương trình là rất thấp, chủ yếu các xã mới đạt được các tiêu chí về hệ thống chính trị, an ninh trật tự, y tế, giáo dục, văn hóa; các tiêu chí về cơ sở hạ tầng, kinh tế phần lớn đều chưa đạt. 

Khi bước vào triển khai Chương trình năm 2011, kết quả rà soát đánh giá thực trạng nông thôn ở 152 xã trên địa bàn tỉnh theo 19 tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia về XDNTM như sau: không có xã đạt trên 15 tiêu chí, chỉ có 2 xã đạt trên 10 tiêu chí, chiếm 1,3%; 17 xã đạt từ 5 đến 9 tiêu chí, chiếm 11,2%; còn có 133 xã đạt dưới 5 tiêu chí, chiếm 87,5% số xã. 

Nhận thức của một bộ phận cán bộ các cấp và người dân tại xã ĐBKK về Chương trình chưa đầy đủ, vẫn còn tâm lý thụ động, còn trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước, chưa thực sự phát huy được vai trò chủ thể của cộng đồng dân cư trong XDNTM; trình độ đội ngũ cán bộ địa phương, nhất là cấp cơ sở tại các xã ĐBKK còn hạn chế so với yêu cầu XDNTM; nguồn lực bố trí từ ngân sách Trung ương cho chương trình XDNTM còn thấp và chưa cân đối với mục tiêu Nghị quyết Trung ương 7; nhu cầu vốn đầu tư chương trình XDNTM trên địa bàn tỉnh rất lớn nhưng là tỉnh nghèo, nên việc huy động nguồn lực đầu tư của địa phương cho chương trình còn hạn chế.

P.V: Để khắc phục những khó khăn đó, hướng đến việc XDNTM đạt kết quả tốt, tỉnh  đã, đang và sẽ có những giải pháp như thế nào?

Ông Nhâm Xuân Trường: Để khắc phục những khó khăn đó, hướng đến việc XDNTM đạt kết quả tốt, tỉnh sẽ tập trung vào một số giải pháp sau: 

Một là, để chủ trương, nghị quyết của Đảng, của tỉnh và chương trình XDNTM nói riêng đi vào cuộc sống thì việc tuyên truyền, phổ biến cho cán bộ, đảng viên, nhân dân nâng cao nhận thức là việc làm cần thiết trước tiên. 

Hai là, Mặt trận Tổ quốc phải làm nòng cốt phối hợp với chính quyền, các đoàn thể trong việc hướng dẫn, triển khai thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở. Những vấn đề người dân bức xúc phải được quan tâm giải quyết; dân hỏi phải được phúc đáp trả lời thấu tình đạt lý; khi có đơn thư kiến nghị của công dân phải được tập trung giải quyết ngay tại cơ sở, tránh tình trạng khiếu kiện đông người, vượt cấp.

Ba là, cần làm tốt việc vận động, tuyên truyền trong nhân dân, bảo đảm sự đoàn kết thống nhất nội bộ, phát huy vai trò tập hợp, vận động đoàn viên, hội viên tham gia. 

Bốn là, phát huy tốt quyền làm chủ của nhân dân, theo phương châm dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân hưởng lợi. Mọi khoản đóng góp, quyền lợi và nghĩa vụ phải được công khai, minh bạch trước nhân dân. Đồng thời, phát huy tốt vai trò và hoạt động của ban thanh tra nhân dân, ban giám sát đầu tư của cộng đồng.

Năm là, cán bộ tuyên truyền, vận động nhân dân phải có uy tín, nắm chắc tình hình địa phương, không ngại khó khăn, vất vả, am hiểu nội dung tuyên truyền cần vận động; đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ quản lý, lãnh đạo phải nêu cao tinh thần trách nhiệm, sáng tạo trong công việc và làm gương để nhân dân noi theo.

Sáu là, cần có sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của cấp ủy đảng, chính quyền, huy động được sự tham gia của cả hệ thống chính trị và nhân dân, có cách làm sáng tạo. Công tác phối hợp, điều hành sát với thực tế, phát huy tính chủ động, sáng tạo trong tổ chức, triển khai thực hiện chương trình… 

Tăng cường nguồn lực cho chương trình XDNTM tương xứng với mục tiêu đề ra; tăng cường kiểm tra, giám sát, đôn đốc quá trình thực hiện ở cơ sở, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, nhất là ở các xã ĐBKK, huyện vùng cao.



Nông dân xã Hát Lừu, huyện Trạm Tấu phát triển kinh tế hộ gia đình. 

P.V: Đồng thời với các giải pháp đó, tỉnh có những chủ trương gì nhằm huy động thêm sức mạnh cho chương trình XDNTM của tỉnh nói chung, trong đó có vùng ĐBKK?

Ông Nhâm Xuân Trường: Tỉnh sẽ tập trung chỉ đạo các sở, ban, ngành và các huyện, thị xã, thành phố thực hiện có hiệu quả các chính sách đã ban hành giai đoạn 2021 - 2025 của Trung ương và của tỉnh như: Nghị quyết số 120/2020/QH14 ngày 19/6/2020 của Quốc hội về việc phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; Nghị quyết số 69/NQ-HĐND ngày 16/12/2020 của HĐND tỉnh Yên Bái Quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021 - 2025 và một số chính sách khác để chỉ đạo các địa phương khuyến khích xây dựng phát triển các mô hình chăn nuôi, trồng cây ăn quả, phát triển các tổ dịch vụ, tổ hợp tác sản xuất. Các cấp, ngành cũng triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ, giúp đỡ các hộ nghèo phát triển kinh tế vươn lên thoát nghèo; phân công các tổ chức, đoàn thể cấp huyện, xã giúp đỡ hỗ trợ các hộ nghèo; tạo điều kiện thuận lợi để các xã phấn đấu hoàn thành tốt các nhóm tiêu chí theo quy định, tập trung các biện pháp để hoàn thành các nhiệm vụ của chương trình…

Ngày 29/11/2019, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 33/2019/NQ-HĐND quy định về mức thưởng của tỉnh đối với các xã, thôn (bản) trong XDNTM năm 2019 và năm 2020, trong đó: 

Mức thưởng đối với xã: Xã đạt chuẩn NTM: 500 triệu đồng/xã; xã ĐBKK đạt chuẩn NTM: 1 tỷ đồng/xã; xã đạt chuẩn NTM nâng cao: 600 triệu đồng/xã; xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu: 1.200 triệu đồng/xã; xã ĐBKK có từ 70% số thôn (bản) đạt chuẩn NTM trở lên: 300 triệu đồng/xã;

Mức thưởng đối với thôn (bản): Thôn (bản) đạt chuẩn NTM thuộc các xã khu vực I, khu vực II chưa được công nhận xã đạt chuẩn NTM: 50 triệu đồng/thôn; thôn (bản) đạt chuẩn NTM thuộc xã ĐBKK (xã khu vực III) chưa được công nhận xã đạt chuẩn NTM: 100 triệu đồng/thôn; thôn (bản) đạt chuẩn NTM kiểu mẫu thuộc xã chưa được công nhận xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu: 150 triệu đồng/thôn và tặng bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho các tập thể, cá nhân có thành tích trong XDNTM…).

Thu Hạnh (thực hiện)

Tags Yên Bái xây dựng nông thôn mới vùng đặc biệt khó khăn giải pháp đồng bộ

Các tin khác
Nghề trồng quế mang lại hiệu quả kinh tế cao ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số huyện Văn Yên.

Hết năm 2020, với 10 xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK) trong số 12 xã chưa đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), Văn Yên là địa phương có tỷ lệ này cao. Bởi vậy, việc phấn đấu trở thành huyện NTM trong giai đoạn 2021 - 2025 bằng nỗ lực và quyết tâm vượt khó được Văn Yên xác định ngay từ đầu giai đoạn, từ cấp huyện tới xã.

Nhà ở của đồng bào dân tộc người Mông thôn Khe Ron, xã Hồng Ca, huyện Trấn Yên đã khang trang, sạch đẹp.

Bắt đầu thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (XDNTM), huyện Trấn Yên (Yên Bái) gặp khá nhiều khó khăn khi còn tới 6 xã và 46 thôn, bản đặc biệt khó khăn (ĐBKK).

Người dân bản Lụ 1 tham gia làm đường giao thông nông thôn.

Hôm nay, dọc con đường bê tông uốn lượn theo thửa ruộng, triền đồi về tới bản Lụ, bản Hán, bản Muông... của xã Phúc Sơn, thị xã Nghĩa Lộ, Yên Bái, bên cạnh những căn nhà sàn truyền thống, xuất hiện ngày càng nhiều những ngôi nhà to đẹp, khang trang với mẫu mã không khác gì phố thị miền xuôi.

Ban chuyên án xây dựng phương án bắt giữ đối tượng phạm tội về ma túy.

Những đêm đông rét cắt da cắt thịt ở chốn thâm sơn cùng cốc, những ngày nắng cháy da cháy thịt, hiểm nguy luôn rình rập, rồi cả hy sinh, khó có thể diễn tả thành lời nhưng khi khoác lên mình bộ quân phục, các chiến sĩ cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy sẵn sàng đến nơi xa xôi nhất, truy lùng những tên tội phạm nguy hiểm nhất để cuộc sống được bình yên.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục