Năm đầu Yên Bái áp dụng chuẩn nghèo đa chiều mới: Tích cực và khả quan

  • Cập nhật: Thứ hai, 27/2/2023 | 7:25:00 AM

YênBái - Với những bài học kinh nghiệm giảm nghèo của giai đoạn trước cùng với một kế hoạch chi tiết, phương thức thực hiện "giao nhiệm vụ, khoán sản phẩm”, giảm nghèo theo nguyên nhân và địa chỉ đã giúp công tác giảm nghèo của tỉnh Yên Bái đạt được nhiều kết quả.

Tre măng Bát Độ trở thành cây trồng chủ lực giúp người dân thoát nghèo và làm giàu ở Trấn Yên. Trong ảnh: Cán bộ Trung tâm Dịch vụ hỗ trợ nông nghiệp huyện Trấn Yên hướng dẫn người dân kỹ thuật trồng tre măng Bát Độ.
Tre măng Bát Độ trở thành cây trồng chủ lực giúp người dân thoát nghèo và làm giàu ở Trấn Yên. Trong ảnh: Cán bộ Trung tâm Dịch vụ hỗ trợ nông nghiệp huyện Trấn Yên hướng dẫn người dân kỹ thuật trồng tre măng Bát Độ.


Năm 2022, Yên Bái cùng các địa phương trên toàn quốc thực hiện chuẩn nghèo đa chiều mới theo quy định tại Nghị định 07/2021/NĐ-CP của Chính phủ với sự thay đổi đòi hỏi nhiều tiêu chí và yêu cầu cao hơn. Theo đó, chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022 - 2025 quy định việc xác định hộ nghèo phải đáp ứng cả 2 tiêu chí thiếu hụt về thu nhập và thiếu hụt từ 3 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản trở lên. 

Trong đó, tiêu chí về thu nhập ở khu vực nông thôn tăng lên 1,5 triệu đồng/người/tháng, khu vực thành thị 2 triệu đồng/người/tháng (chuẩn cũ lần lượt là 700 nghìn đồng và 900 nghìn đồng/người/tháng). Việc tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản tăng từ 5 lên 6 dịch vụ, bổ sung dịch vụ về việc làm gồm 2 chỉ số: việc làm, người phụ thuộc trong hộ gia đình. 

Các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản tăng lên 12 chỉ số thay vì 10 chỉ số theo tiêu chuẩn cũ. Tiêu chí cao hơn đòi hỏi mức phấn đấu cũng phải cao hơn trong khi đó các điều kiện, hỗ trợ khác chưa có nhiều thay đổi đã ảnh hưởng rất lớn đến công tác giảm nghèo của tỉnh. 

Song, với những bài học kinh nghiệm giảm nghèo của giai đoạn trước cùng với một kế hoạch chi tiết, phương thức thực hiện "giao nhiệm vụ, khoán sản phẩm”, giảm nghèo theo nguyên nhân và địa chỉ đã giúp công tác giảm nghèo của tỉnh Yên Bái đạt được nhiều kết quả tích cực.

Sau một năm áp dụng chuẩn nghèo đa chiều mới, mặc dù là địa phương nhiều khó khăn, tỉnh Yên Bái đã giảm được 11.278 hộ nghèo trong năm 2022 (tương ứng với mức giảm tỷ lệ hộ nghèo 5,15% so với năm 2021), vượt 27,35% so với mục tiêu đề ra; tỷ lệ hộ cận nghèo giảm 2,39% so với năm 2021, tương ứng giảm 5.238 hộ. Đó không chỉ là sự nỗ lực, quyết tâm của toàn bộ hệ thống chính trị mà còn khẳng định những hướng đi, cách làm đúng đắn và phù hợp. 


Nhiều gia đình nhờ vay vốn đã vươn lên thoát nghèo. Trong ảnh: Gia đình anh Giàng A Hềnh, xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn thoát nghèo nhờ mô hình nuôi gà kết hợp với trồng quế.  

Có thể khẳng định, sau nhiều năm thực hiện phương thức "giao nhiệm vụ, khoán sản phẩm”, chất lượng lập kế hoạch giảm nghèo của các địa phương đã có nhiều chuyển biến tích cực, rõ ràng, cụ thể, chi tiết; nêu rõ mục tiêu, phương hướng; phân rõ trách nhiệm của các cơ quan, cá nhân có liên quan để triển khai thực hiện. 

Các địa phương cũng đã tiến hành phân loại, phân tích đối với 8.975 hộ có tên trong danh sách dự kiến thoát nghèo năm 2022 theo các nhóm nguyên nhân nghèo. Đây là căn cứ để xác định các chính sách, giải pháp hỗ trợ hộ nghèo phù hợp, đồng thời có sự phân công trách nhiệm cụ thể đối với các phòng, ban chuyên môn, các xã, phường, thị trấn cùng lãnh đạo các cơ quan, đơn vị, kịp thời giải quyết những khó khăn vướng mắc, những điểm nghẽn, hỗ trợ người dân vươn lên thoát nghèo. Nhờ đó, việc thực hiện các chính sách hỗ trợ giảm nghèo được thực hiện khá toàn diện và đầy đủ, kịp thời, đảm bảo đúng đối tượng, đúng chính sách. 

Năm 2022, hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh đã giải ngân cho vay các nguồn tín dụng chính sách đối với 24.720 hộ gia đình, với tổng doanh số cho vay trên 1.230,5 tỷ đồng từ các chương trình tín dụng ưu đãi; trong đó, số khách hàng vay vốn tín dụng ưu đãi dành cho hộ nghèo, cận nghèo và hộ mới thoát nghèo là 9.689 hộ, với tổng số vốn cho vay là 683,9 tỷ đồng. 

Từ chương trình tín dụng chính sách xã hội đã góp phần hỗ trợ đầu tư sản xuất kinh doanh, tạo việc làm cho hàng nghìn lao động; giúp học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập; xây dựng công trình nước sạch nông thôn; xây nhà cho người nghèo… 

Toàn tỉnh cũng đã huy động các nguồn kinh phí xã hội hóa để khởi công xây dựng 594 căn nhà cho hộ nghèo; đóng hoặc hỗ trợ một phần kinh phí đóng bảo hiểm y tế cho 392.894 đối tượng là người nghèo, cận nghèo, trẻ em, đối tượng bảo trợ xã hội, người dân ở vùng đặc biệt khó khăn, người dân tộc thiểu số ở vùng khó khăn..., với tổng kinh phí hỗ trợ gần 400 tỷ đồng. 

Các chính sách khác như: hỗ trợ tiền điện, hỗ trợ giáo dục, trợ giúp xã hội cũng được thực hiện đầy đủ với tổng kinh phí lên đến 568 tỷ đồng. Tất cả đã giúp hộ nghèo nâng cao thu nhập, cải thiện các chỉ số thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản. 


Chi cục Kiểm lâm tỉnh bàn giao con giống cho nhân dân xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên. 

Chị Hoàng Thị Lán ở xã Châu Quế Thượng, huyện Văn Yên chia sẻ: "Nhiều năm trước, hai vợ chồng rất cố gắng làm ăn, đi làm thuê khắp nơi... nhưng vẫn nghèo. Từ khi được cấp ủy, chính quyền, các tổ chức đoàn thể địa phương hỗ trợ về vay vốn, bảo hiểm y tế, hỗ trợ giáo dục..., gia đình đã trồng và phát triển được 5.000 cây quế; được hỗ trợ 20 triệu đồng để xây nhà; con cái được hỗ trợ an tâm học hành. Giờ quế đã được thu tỉa, có nơi ở đảm bảo, cuộc sống dần được cải thiện nên chúng tôi đã quyết định viết đơn xin thoát nghèo. Mặc dù vẫn còn nợ ngân hàng nhưng tôi tin rằng gia đình sẽ nhanh chóng trả hết nợ bằng nền tảng này”.

Giai đoạn này, tỉnh Yên Bái tập trung mọi nguồn lực đầu tư cho công tác giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số với mục tiêu từng bước rút ngắn khoảng cách về tỷ lệ hộ nghèo giữa các khu vực trong tỉnh; hạn chế tái nghèo và phát sinh hộ nghèo mới; hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo vượt lên mức sống tối thiểu tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản theo chuẩn nghèo đa chiều quốc gia, nâng cao chất lượng cuộc sống. Bởi vậy, 59 xã đặc biệt khó khăn và 5 xã có thôn đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh được giao cho các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp cấp tỉnh phụ trách tuyên truyền, vận động, hỗ trợ, giúp đỡ hộ nghèo. 

Riêng năm 2022, đã có 1.065 hộ nghèo tại các địa phương này được các sở, ngành, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp giúp đỡ thoát nghèo bằng nhiều hoạt động thiết thực: làm nhà ở, xây dựng công trình nước sạch, vệ sinh, hỗ trợ cây, con giống, khám chữa bệnh, cấp thuốc miễn phí, hỗ trợ kinh phí trực tiếp... với tổng kinh phí ước đạt 13,77 tỷ đồng. 

Ông Hoàng Minh Trưởng - Phó Chủ tịch UBND xã Khánh Hòa, huyện Lục Yên cho biết: Nhiều năm qua, xã đã được Sở Khoa học - Công nghệ hỗ trợ xây dựng nhiều mô hình mới như: mô hình nấm linh chi, mộc nhĩ, nuôi gà thả vườn theo hướng an toàn sinh học..., giúp người dân trên địa bàn được tiếp cận một cách đầy đủ, khoa học các mô hình, cách làm mới; ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật… để tự tạo thu nhập, việc làm, ổn định cuộc sống. 

"Ngoài ra, xã cũng được Sở quan tâm tham gia các hoạt động chung của địa phương cùng với sự chỉ đạo, định hướng đã giúp xã rất nhiều trong việc hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nhiệm vụ giảm nghèo” - ông Trường nói. 

Cùng với cấp tỉnh, năm 2022, các huyện, thị, thành phố cũng đã đồng loạt thực hiện phân công các cơ quan, đơn vị cấp huyện trực tiếp tham gia tuyên truyền, vận động, hỗ trợ, giúp đỡ hộ thoát nghèo với tổng kinh phí 6 tỷ đồng, thể hiện rõ hơn nữa vai trò đồng hành của chính quyền các cấp với nhân dân trong công cuộc giảm nghèo.

Rõ ràng, Phong trào "Cả nước chung tay vì người nghèo” tại tỉnh giờ không chỉ là khẩu hiệu nhằm khơi dậy tình yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau từ cộng đồng dân cư mà đã trở thành mục tiêu, quyết tâm hành động của các cấp, các ngành và toàn xã hội trong hành trình gieo niềm hy vọng thay đổi cuộc sống cho những người nghèo, góp phần thực hiện mục tiêu bảo đảm an sinh xã hội, phát triển bền vững mà Đảng, Nhà nước đã đề ra.

Hoài Anh

Tags chuẩn nghèo đa chiều tiêu chí cao kết quả tích cực các địa phương giao nhiệm vụ khoán sản phẩm

Các tin khác
Đoàn viên, thanh niên huyện Mù Cang Chải giúp dân vùng lũ dậy lại nhà cửa

Hậu quả trận mưa lớn kèm lũ quét những ngày đầu tháng 8 là nỗi đau, mất mát không gì bù đắp của người dân vùng tâm lũ Mù Cang Chải, đặc biệt là đồng bào các xã Hồ Bốn, Lao Chải và Khao Mang. Song, cũng chính trong lúc đau thương đã sáng lên câu chuyện tình người giúp nhau qua cơn hoạn nạn.

Bà Trần Thị Bích.

Trong hai ngày 12 và 13/6/2023, Báo Yên Bái đăng tải phóng sự (2 kỳ) với nhan đề “Xung quanh việc bà Trần Thị Bích tổ chức cai nghiện ma túy” của tác giả Lê Xuân Trường. Bài viết đã nhận được sự quan tâm của đông đảo bạn đọc. Sau khi bài viết được đăng tải, bà Trần Thị Bích (nhân vật trong bài viết), người tổ chức cai nghiện tại thị xã Nghĩa Lộ có đơn đề nghị gửi Báo Yên Bái.

Măng Bát Độ được người dân xã Kiên Thành thu hoạch, mang bán tại các cơ sở thu mua tập trung.

Tròn 20 năm bén duyên đất Trấn Yên, đến nay, cây tre măng Bát Độ đã phủ xanh những triền đồi, cánh rừng ở các xã vùng cao Hồng Ca, Kiên Thành, Lương Thịnh, Hưng Khánh. Khẳng định được vị thế của mình là cây trồng đa lợi ích cho người dân, cây tre măng Bát Độ đã góp phần đổi thay diện mạo, đưa Trấn Yên trở thành huyện nông thôn mới đầu tiên của tỉnh Yên Bái và các tỉnh khu vực miền núi phía Bắc.

Hiện nay, những bản làng xa xôi của huyện Mù Cang Chải đang ngày một đổi thay, đời sống nhân dân cải thiện rõ rệt... Đây là minh chứng cho sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn của Đảng, Nhà nước, sự quyết tâm vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự bám sát thực tiễn, phát huy truyền thống đoàn kết, thống nhất, ý chí, khát vọng vươn lên trong triển khai, đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống ở nơi vùng cao đặc biệt khó khăn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục