Nà Hẩu - Xuân không tiếng súng

  • Cập nhật: Thứ năm, 18/1/2007 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Mùa xuân dường như đến sớm hơn ở Nà Hẩu . Xuân này là mùa xuân thứ tư người Mông trong xã hưởng ứng cuộc vận động toàn dân tự giác giao nộp vũ khí, vật liệu nổ cho Nhà nước.

Thợ rèn Giàng A Gia nay đã chuyển sang rèn dao, cuốc phục vụ đồng bào trong xã.
Thợ rèn Giàng A Gia nay đã chuyển sang rèn dao, cuốc phục vụ đồng bào trong xã.

Đây thực sự là cuộc cách mạng rộng lớn làm chuyển biến mạnh nhận thức của người Mông. Ví như cây quế của người Dao là tài sản ông bà để lại cho cháu con thì cây súng kíp với người Mông cũng vậy. Từ lúc sinh ra những cậu bé đã được ông bà, cha mẹ chọn lựa dành tặng cho một khẩu súng tốt để khi trưởng thành có thể tự mình vào rừng săn bắn chim thú... Năm tháng qua đi, Nà Hẩu giữ rừng tốt nhưng cũng không thể giữ nổi mạng sống muông thú trước những tay súng thiện xạ. Ngày cũng như đêm, trai bản cứ khoác súng lên vai là có thịt rừng mang về. Nhưng giờ thì khác.

Bà Giàng Thị La, nhà ở chân núi Dình Thàng nói:" Bắn mãi thì thú rừng cũng hết, nhưng đàn ông không thích làm lúa nước vẫn cứ vác súng vào rừng để mặc ruộng nương cho phụ nữ".

-Bà thấy xã vận động đồng bào giao nộp súng có đúng không? Tôi hỏi.

-Ồ! đúng quá đi chứ! Nhà nước vận động thu súng là rất tốt. Nghe công an và Chủ tịch Phử vận động, nhà tôi cũng mang nộp hai khẩu của ông ấy và thằng con trai. Bà con biết là giữ súng rất nguy hiểm rồi mà. Nộp hết súng rồi xã mới làm được ruộng hai vụ chứ?

Ông Tráng A Lù (thứ 3 từ trái sang) chụp ảnh cùng lãnh đạo xã Nà Hẩu trong ngày tết truyền thống của dân tộc. 

Có lẽ đó là vấn đề khó khăn nhất kể từ khi bắt đầu triển khai cuộc vận động. Bởi ngoài giá trị sử dụng làm vũ khí lên rừng thì khẩu súng còn mang ý nghĩa tinh thần rất lớn đối với đồng bào Mông. Đến bây giờ mỗi lần nhắc lại người dân trong xã vẫn nhớ như in những tai nạn không may vì súng săn của từng trường hợp. Đau lòng nhất có lẽ vẫn là trường hợp của ông Tráng A Lù ở thôn Làng Thượng, khi đi săn trên núi Khe Vát bị trượt chân làm khẩu súng cướp cò bắn vào chân khiến ông bị thương nặng. Chữa trị mãi, vết thương không lành, ông đã phải nghiến răng dùng chiếc cưa sắt tự cắt bỏ chân trái của mình.

Đang ngồi bên bếp lửa, thấy khách vào ông Lù vội vã cố đứng lên, víu áo người bạn già bên cạnh để lấy chiếc nạng gỗ ra đón khách. Ông buồn bã, lắc đầu: "Chỉ thị đến muộn quá, nếu không tôi đâu có bị đau thế này". Rồi ông kể cho chúng tôi nghe chuyện đi săn và gặp nạn trên đỉnh Khe Vát, chuyện ông năm lần, bảy lượt đi bệnh viện chữa chân  và khi được xã vận động giao nộp vũ khí, chính ông Lù là thành viên tích cực trong gia đình vận động con cháu trong họ đem nộp hết súng săn, đạn ghém cho công an. Ngay đến khẩu súng của mình được ông bà để lại vốn nâng niu là thế, nhưng ngay trong ngày vậân động đầu tiên ông đã bảo cậu con trai mang nộp hộ mình.

Nà Hẩu là một trong những xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện Văn Yên có 100% đồng bào dân tộc Mông sinh sống nhưng cũng là một trong những xã thực hiện tốt nhất cuộc vận động toàn dân tự giác giao nộp vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ được tàng trữ, sử dụng trái phép theo tinh thần Nghị định 47/CP của Thủ tướng Chính phủ. Xã thành lập ra ban chỉ đạo trong đó những trưởng bản, trưởng dòng họ là lực lượng nòng cốt tích cực nhất. Nhờ đó mà Nà Hẩu đã thành công ngay trong đợt một của cuộc vận động với số lượng giao nộp gần 200 khẩu súng săn tự chế, 93 cạm bẫy cùng hàng chục cân đạn ghém...làm gương cho đồng bào Mông của nhiều thôn, bản vùng cao. Nà Hẩu xuân này không tiếng súng nhưng người Mông lại thấy lòng vui hơn vì cảnh thanh bình của khu rừng nguyên sinh đã trở lại và mùa no ấm cứ nối mùa tiếp nhau theo về.

Hôm nay ở Nà Hẩu, những thợ rèn có tiếng trong xã như Sùng Nhà Páo, Lý A Vơ, Giàng Ly Sử, Giàng A Gia...không nhớ mình đã giúp thợ săn rèn bao nhiêu khẩu súng, luyện bao nhiêu ống gang, bao nhiêu viên đạn nữa thì nay "nghe Nhà nước vận động chỉ nhận rèn những con dao, lưỡi cưa, lưỡi cuốc cho đồng bào mà thôi". Như lời của thợ rèn Giàng A Gia khẳng định:" Rèn cái cày, cái cuốc cho cuộc sống sinh sôi, còn rèn cái súng, cái đạn chỉ đem về những nỗi đau cho con người và chim thú".

Thanh Hương

Các tin khác
Đoàn viên, thanh niên huyện Mù Cang Chải giúp dân vùng lũ dậy lại nhà cửa

Hậu quả trận mưa lớn kèm lũ quét những ngày đầu tháng 8 là nỗi đau, mất mát không gì bù đắp của người dân vùng tâm lũ Mù Cang Chải, đặc biệt là đồng bào các xã Hồ Bốn, Lao Chải và Khao Mang. Song, cũng chính trong lúc đau thương đã sáng lên câu chuyện tình người giúp nhau qua cơn hoạn nạn.

Bà Trần Thị Bích.

Trong hai ngày 12 và 13/6/2023, Báo Yên Bái đăng tải phóng sự (2 kỳ) với nhan đề “Xung quanh việc bà Trần Thị Bích tổ chức cai nghiện ma túy” của tác giả Lê Xuân Trường. Bài viết đã nhận được sự quan tâm của đông đảo bạn đọc. Sau khi bài viết được đăng tải, bà Trần Thị Bích (nhân vật trong bài viết), người tổ chức cai nghiện tại thị xã Nghĩa Lộ có đơn đề nghị gửi Báo Yên Bái.

Măng Bát Độ được người dân xã Kiên Thành thu hoạch, mang bán tại các cơ sở thu mua tập trung.

Tròn 20 năm bén duyên đất Trấn Yên, đến nay, cây tre măng Bát Độ đã phủ xanh những triền đồi, cánh rừng ở các xã vùng cao Hồng Ca, Kiên Thành, Lương Thịnh, Hưng Khánh. Khẳng định được vị thế của mình là cây trồng đa lợi ích cho người dân, cây tre măng Bát Độ đã góp phần đổi thay diện mạo, đưa Trấn Yên trở thành huyện nông thôn mới đầu tiên của tỉnh Yên Bái và các tỉnh khu vực miền núi phía Bắc.

Hiện nay, những bản làng xa xôi của huyện Mù Cang Chải đang ngày một đổi thay, đời sống nhân dân cải thiện rõ rệt... Đây là minh chứng cho sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn của Đảng, Nhà nước, sự quyết tâm vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự bám sát thực tiễn, phát huy truyền thống đoàn kết, thống nhất, ý chí, khát vọng vươn lên trong triển khai, đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống ở nơi vùng cao đặc biệt khó khăn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục