Mù Cang Chải chuyển mình - Bài 1: Phát huy vai trò người đứng đầu

  • Cập nhật: Thứ hai, 10/7/2023 | 1:31:52 PM

YênBái - Mù Cang Chải - một trong 63 huyện nghèo nhất cả nước đang có cuộc cải cách toàn diện và hội nhập mạnh mẽ với những cơ hội phát triển mở ra cho người dân vùng cao, nhờ phát huy vai trò hạt nhân của tổ chức Đảng, của người đứng đầu cấp ủy.



Nghị quyết số 21 của Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở Đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong giai đoạn mới đã đặt ra yêu cầu cấp bách về nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng. 

Xác định sự lãnh đạo toàn diện của các tổ chức cơ sở Đảng và người đứng đầu cấp ủy là nhân tố quan trọng của công tác xây dựng Đảng, Ban Thường vụ Huyện ủy đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện toàn diện, đồng bộ, quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng ngay từ cấp dưới cơ sở. Đồng thời, ban hành nhiều nghị quyết, đề án, kế hoạch, chương trình, kết luận để triển khai thực hiện; thường xuyên quan tâm củng cố, kiện toàn chi bộ thôn, bản đảm bảo tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. 



Các cấp ủy cấp trên tăng cường công tác kiểm tra, giám sát cấp ủy cấp dưới, nhất là việc tổ chức sinh hoạt định kỳ và đảm bảo các nguyên tắc trong sinh hoạt của Đảng; từ Huyện ủy đến các đảng ủy xã, phòng, ban chuyên môn, thôn, bản đều phân công các đồng chí trong Ban Chấp hành, Ban Thường vụ định kỳ dự sinh hoạt cùng chi bộ được phân công phụ trách. 

Qua đó, kịp thời nắm bắt tình hình cơ sở, tâm tư, nguyện vọng của đảng viên và nhân dân để báo cáo cấp có thẩm quyền giải quyết tháo gỡ khó khăn, vướng mắc. Đồng thời, uốn nắn, hướng dẫn, định hướng nâng cao chất lượng sinh hoạt tại mỗi chi bộ. 



Trưởng ban Tuyên giáo Huyện ủy Mù Cang Chải Đào Thị Thu Thủy được phân công phụ trách xã Hồ Bốn thường xuyên tham gia "Ngày cuối tuần cùng dân” và dự sinh hoạt chi bộ cùng các thôn, bản. Mới đây, khi tham dự sinh hoạt chi bộ tại thôn Trống Gầu Bua, nhiều ý kiến đã được đồng chí đưa ra rất cụ thể, thẳng thắn.  

Ngoài đánh giá cao công tác chuẩn bị cho buổi sinh hoạt chuyên đề, công tác điều hành của bí thư chi bộ, tinh thần thảo luận sôi nổi của đảng viên, đồng chí Đào Thị Thu Thủy cũng chỉ rõ một số nội dung trong sinh hoạt chuyên đề cần rút kinh nghiệm như: khả năng điều hành của bí thư chi bộ chưa linh hoạt, chưa phân công nhiệm vụ cho phó bí thư; việc định hướng thảo luận chưa có trọng tâm, trọng điểm, sát với tình hình thực tiễn của chi bộ, nhất là vấn đề hạn chế, khó khăn trong công tác xây dựng Đảng ở chi bộ. 

Đồng chí Đào Thị Thu Thủy cho biết: "Việc thực hiện tham gia sinh hoạt chi bộ gắn với mô hình "Ngày cuối tuần cùng dân" giúp chúng tôi nắm sát tình hình thực tế, cùng nhân dân giải quyết những vấn đề khó khăn, vướng mắc ngay tại cơ sở. Đó cũng là điều kiện giúp cán bộ sâu sát cơ sở, nắm được hoàn cảnh của từng hộ dân, giúp nhân dân chuyển đổi nhận thức trong lao động sản xuất, xóa đói giảm nghèo”. 



Hiện nay, Ban Thường vụ Huyện ủy đã phân công tất cả trưởng, phó các ban, ngành, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ huyện theo dõi, giúp đỡ từng thôn bản, tổ dân phố. Khi về cơ sở, đội ngũ này trực tiếp thông tin về các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến cấp ủy cơ sở, đảng viên và nhân dân. Từ đó, giúp đỡ cấp ủy chi bộ thôn, bản ban hành các chương trình, nghị quyết để lãnh đạo thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là công tác giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, xây dựng "bản hạnh phúc”… 

Có thể nói, cái được lớn hơn nữa là giúp cán bộ lắng nghe đầy đủ, chân thực các ý kiến, nguyện vọng của đảng viên và quần chúng nhân dân để kịp thời giải quyết những vướng mắc ở cơ sở, thực sự là "cầu nối” gắn bó hai chiều giữa Huyện ủy với các chi bộ cơ sở. 

Hơn 3 năm thực hiện mô hình "Ngày cuối tuần cùng dân”, huyện đã huy động được trên 30.000 lượt cán bộ, đảng viên, trên 150.000 lượt người dân tham gia những công việc cụ thể, ý nghĩa tại cơ sở. Làm mới, tu sửa, đổ bê tông được gần 290 km đường giao thông nông thôn; làm được 121 nhà cho hộ nghèo đặc biệt khó khăn, người có công với cách mạng và thân nhân liệt sĩ; duy trì gần 30 km đường điện thắp sáng đường quê, 77 mô hình tuyến đường tự quản; trồng gần 900.000 cây xanh, trên 80 km đường hoa tại các bản, tổ dân phố, gần 6.500 lượt lãnh đạo huyện, xã tham gia sinh hoạt với Đảng ủy, chi bộ cơ sở và chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở.



Một trong những cách làm mới, sáng tạo của Huyện ủy Mù Cang Chải là tổ chức giao ban định kỳ bằng hình thức trực tuyến giữa Thường trực Huyện ủy, các cơ quan tham mưu giúp việc Huyện ủy với cấp ủy cơ sở và bí thư, phó bí thư chi bộ trực thuộc đảng bộ cơ sở để nắm bắt tình hình, triển khai các nhiệm vụ về xây dựng Đảng, định hướng tư tưởng, nhiệm vụ chính trị của địa phương ngay từ bản, tổ dân phố. 

Đồng chí Nông Việt Yên - Bí thư Huyện ủy Mù Cang Chải cho biết: "Thông qua các buổi giao ban, Đảng bộ huyện đánh giá được những kết quả đạt được của từng chi bộ cũng như nắm được những khó khăn, vướng mắc để đề ra những biện pháp khắc phục. Đây cũng là dịp tuyên dương các chi bộ làm tốt để các chi bộ khác học tập; thẳng thắn rút kinh nghiệm đối với những chi bộ yếu kém và còn hạn chế. Quan trọng hơn là thông qua giao ban, Thường trực Huyện ủy đánh giá được năng lực, nhận thức, việc học tập, tiếp thu của cấp ủy cơ sở với các nghị quyết của Đảng… Qua đó, có những giải pháp để củng cố cấp ủy cơ sở, đáp ứng được yêu cầu đặt ra”. 

Bí thư Chi bộ thôn Háng Đề Chu, xã Hồ Bốn - Cứ A Vàng cho biết: "Là Bí thư Chi bộ, khi đi giao ban về, tôi thường triển khai ngay cho các đồng chí đảng viên những chủ chương của đảng ủy cấp trên, căn cứ tình hình thực tế ở thôn chuẩn bị nội dung, kế hoạch triển khai đến người dân”. 

Theo Bí thư Đảng ủy xã Hồ Bốn, từ khi bí thư các chi bộ thôn bản của xã được tham gia trực tiếp các buổi giao ban, năng lực lãnh chỉ đạo của cấp ủy cơ sở nói chung và các bí thư chi bộ nói riêng được nâng cao hơn trước. 

Các đồng chí bí thư chi bộ, phó bí thư chi bộ và các đảng viên nắm rõ hơn về chủ trương, đường lối cũng như các chỉ thị, nghị quyết. Từ đó, truyền đạt lại trong các hội nghị thôn bản, giúp bà con nắm được các chủ trương, nhất là công tác phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. 

Những kết quả trong công tác xây dựng Đảng đã góp phần quan trọng vào tiến trình đổi mới và phát triển của Mù Cang Chải; sự gắn bó giữa ý Đảng và lòng dân đã tạo nên sức mạnh đồng thuận trong triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách về phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, vai trò của bí thư chi bộ hết sức quan trọng và thực sự là cầu nối giữa Đảng với nhân dân để cụ thể hóa, đưa những chủ trương, chính sách của Đảng đi vào thực tiễn sinh động của cuộc sống.

Bài, ảnh: Anh Dũng - Thiên Cầm
Đồ họa: Thành Trung
Bài 2: Bước tiến mới của ngành "công nghiệp không khói”

Tags Mù Cang Chải Ngày cuối tuần cùng dân xây dựng Đảng nông thôn mới bản hạnh phúc vai trò người đứng đầu

Các tin khác
Công an xã Lao Chải, huyện Mù Cang Chải thường xuyên nắm bắt thông tin từ cơ sở

Trong 6 tháng đầu năm, Công an huyện Mù Cang Chải đã phát hiện, xử lý 19 vụ với 39 đối tượng, thu giữ 1.172,6g hêrôin; 648g ma túy tổng hợp, khởi tố 19 vụ/27 bị can; trong đó, phá 3 vụ án đặc biệt nghiêm trọng. Đặc biệt, 27 đối tượng bị khởi tố đều là người dân tộc Mông.

Toàn cảnh bản làng Cu Vai trong mây.

Dạo bước trong bản Cu Vai, tôi cảm nhận rõ một cuộc sống mới no ấm đang hiện hữu. Những ngôi nhà sạch đẹp, hoa trồng hai bên đường rực rỡ khoe sắc trong nắng mới, đường trong bản đang được Nhà nước đầu tư bê tông hóa, các hộ mở rộng chăn nuôi, trồng trọt… Có được kết quả đó là nhờ những năm qua, cùng các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, huyện Trạm Tấu đã có nhiều giải pháp để thúc đẩy phong trào dân vận khéo đi vào thiết thực, hiệu quả làm cho đồng bào Mông nơi đây đổi thay tư duy, chăm chỉ, nhạy bén trong lao động sản xuất, phát triển kinh tế. Bản làng trở nên khang trang, sạch đẹp, đời sống bà con vùng cao được cải thiện rõ nét nhờ dân vận khéo.

Sản xuất tinh bột sắn tại Nhà máy Sắn Văn Yên.

Niên vụ sắn 2022 - 2023 đã kết thúc nhưng nhìn vào những con số thống kê nhiều người không khỏi giật mình khi vùng nguyên liệu sắn Văn Yên đang đứng trước nguy cơ “xóa sổ”. Diện tích, năng suất cây trồng này liên tục bị thu hẹp trong thời gian qua. Bên cạnh sự "cạnh tranh” khốc liệt của các cây trồng khác thì tình hình sâu bệnh cũng như giá cả bấp bệnh khiến nhiều người nông dân không còn mặn mà với cây sắn.

Cán bộ nông nghiệp huyện Mù Cang Chải trao đổi, hướng dẫn nhân dân xã Hồ Bốn phát triển vùng mía hàng hóa.

Ở huyện Mù Cang Chải ngày càng có nhiều hộ đồng bào Mông chuyển mạnh tư duy và hành động từ tự cung, tự cấp sang phát triển hàng hóa. Bằng sự chăm chỉ, nhanh nhạy, họ đang tự mình làm chủ kinh tế gia đình, thoát nghèo và vươn lên làm giàu chính đáng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục