YênBái - Cách trung tâm huyện Mù Cang Chải gần 15 km, nằm ở trung tâm xã Khao Mang, thôn Bản Thái có 93% dân số là đồng bào dân tộc Mông sinh sống. Xây dựng nông thôn mới (XDNTM) ở các địa phương vùng thấp đã khó khăn thì ở địa bàn vùng cao như Bản Thái càng khó khăn gấp bội.
YênBái - Ngay từ lần đầu gặp Bí thư Đoàn xã An Phú (Lục Yên) Sầm Trung Tấn, tôi đã ấn tượng về một mẫu thanh niên Việt Nam điển hình: hòa đồng, sôi nổi, không ngại khó, không ngại khổ, có lý tưởng và nhiệt huyết. 7 năm gắn bó với công tác Đoàn, phong trào thanh niên, anh đã đưa một cơ sở Đoàn từ hoạt động còn hạn chế trở thành tổ chức Đoàn vững mạnh - một trong những đơn vị đi đầu của tuổi trẻ toàn huyện.
YênBái - Thôn Mo Nhang, xã Trạm Tấu, huyện Trạm Tấu là bản nhỏ xinh với gần trăm nóc nhà của người Mông ẩn hiện trong cảnh sơn thủy hữu tình. Đây chính là “bản thoát nghèo” mà Bí thư Đảng ủy xã Trạm Tấu Mùa A Páo đã giới thiệu với chúng tôi.
YênBái - Từ một góc bờ ao, đất thổ cư đến tường rào, cây cối, thậm chí là một góc công trình phụ, chuồng trại chăn nuôi…, bà con đều sẵn sàng tháo dỡ để làm đường. Phần lớn đất để mở rộng các trục đường từ liên xã đến ngõ xóm đều do chính người dân tự nguyện hiến đất.
YênBái - Từ một xã đặc biệt khó khăn của huyện Văn Chấn, xã Tú Lệ đang có bước chuyển mình mạnh mẽ. Phấn đấu năm 2021 trở thành xã vùng cao thượng huyện đầu tiên của Văn Chấn cán đích nông thôn mới (NTM), ngược lại với cách làm NTM ở các địa phương khác, xã Tú Lệ chọn đột phá từ những tiêu chí khó.
YênBái - Họ là những đảng viên người Mông ở Tà Chử - thôn đặc biệt khó khăn ở xã Bản Công của Trạm Tấu, một trong 62 huyện nghèo của cả nước. Vượt lên bao khó khăn nội tại ở vùng quê núi xa lắc này, họ đã tiên phong “phất cờ hồng” làm gương và cổ vũ, động viên người dân vươn lên xóa đói, giảm nghèo, xây dựng đời sống mới…
YênBái - Từ cầu Yên Bái - cây cầu đầu tiên bắc qua sông Hồng khánh thành năm 1992 đến hình thành các tuyến tỉnh lộ, từ năm 2010 trở đi, một cuộc cách mạng mới về đường giao thông nông thôn được Yên Bái triển khai mạnh mẽ hòa nhịp cùng Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.
YênBái - Từ thành phố Yên Bái theo quốc lộ 37 đi gần hai chục cây số có một con đường rẽ phải được thảm nhựa đẹp như dải lụa uốn lượn qua những quả đồi xanh mướt. Con đường đó dẫn chúng tôi đến xã Hồng Ca, huyện Trấn Yên.
YênBái - Hiện tại, Yên Bái đang có nguồn lao động khá dồi dào với tổng số hơn 490.000 người; trong đó, lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp đạt 301.905 người, chiếm 61,6%, phi nông nghiệp đạt 188.736 người, chiếm 38,4%. So với cả nước, chuyển dịch cơ cấu lao động trên địa bàn diễn ra còn chậm, tỷ trọng lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp của tỉnh còn cao so với toàn quốc.
YênBái - Theo đánh giá của các doanh nghiệp tham gia khảo sát PCI, chỉ số đào tạo lao động của tỉnh Yên Bái đã tăng từ thứ hạng 48 năm 2010 lên thứ hạng 35 năm 2019. Yên Bái còn là một trong số ít địa phương đi đầu cả nước sớm thực hiện "đặt hàng” dạy nghề cho lao động nông thôn.