Tăng cường biện pháp phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai

  • Cập nhật: Thứ sáu, 7/8/2020 | 9:48:09 AM

Kế hoạch tăng cường công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai nhằm khắc phục hạn chế, yếu kém trong công tác phòng, chống thiên tai cũng như nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo...

Mưa lũ gây sạt lở một số tyến đường tại Sa Pa, tỉnh Lào Cai.
Mưa lũ gây sạt lở một số tyến đường tại Sa Pa, tỉnh Lào Cai.

Trước bối cảnh thiên tai, mưa lũ diễn biến phức tạp, Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa ký ban hành Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 42-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.

Theo Thứ trưởng Lê Công Thành, Kế hoạch tăng cường công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai nhằm khắc phục hạn chế, yếu kém trong công tác phòng, chống thiên tai cũng như nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo, đáp ứng yêu cầu của xã hội; kịp thời giải quyết vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện.

Theo kế hoạch này, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ tập trung hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách về dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn, tài nguyên nước, địa chất khoáng sản có liên quan đến phòng, chống thiên tai; kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực chỉ đạo, chỉ huy; nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo, bảo đảm kịp thời, đủ độ tin cậy.

Kế hoạch cũng hướng đến hoàn thiện hệ thống quan trắc và nâng cao năng lực cảnh báo, dự báo đạt trình độ khoa học, công nghệ tiên tiến của khu vực châu Á, đảm bảo sự chủ động trong phòng ngừa, ứng phó khắc phục hậu quả thiên tai của các cấp, các ngành, các tổ chức và người dân.

Ngoài ra, ngành cũng tập trung tuyên truyền phổ biến kiến thức, nâng cao nhận thức về thiên tai; tăng cường công tác thông tin tuyên truyền trong lĩnh vực khí tượng thủy văn, phòng, chống thiên tai; kết hợp hài hòa giữa phương thức truyền thống với hiện đại để truyền tải thông tin chính xác, kịp thời về thiên tai, rủi ro thiên tai với nội dung và hình thức dễ hiểu.

Đặc biệt, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ tăng cường nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ trong dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn và phòng, chống thiên tai; xác định rõ sự hình thành, đặc điểm cơ bản và tác động của từng loại hình thiên tai, dự báo xu thế, diễn biến để đề xuất các giải pháp, phương án dự báo.

Ngoài ra, kế hoạch cũng đặt ra mục tiêu đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong dự báo khí tượng thủy văn và phòng, chống thiên tai; tăng cường hợp tác song phương, đa phương với các quốc gia, đối tác phát triển, nhà tài trợ, cơ quan nghiên cứu khoa học trong khu vực và thế giới về công tác dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn, nhất là chia sẻ thông tin dự báo, cảnh báo về thiên tai, quản lý tài nguyên nước.

(Theo Vietnam+)

Các tin khác
Mưa to sáng 6/8 làm các tuyến đường ở thị trấn Nông trường Trần Phú và xã Cát Thịnh (huyện Văn Chấn) ngập sâu ảnh hưởng đến việc đi lại của nhân dân.

Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai – Tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN) tỉnh Yên Bái vừa có Công văn số 95/BCH-PCTT gửi Thành viên Ban Chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố về việc chủ động ứng phó với mưa lớn diện rộng từ đêm ngày 06/8 đến 07/8 trên địa bàn tỉnh.

Đối với 4 thôn bị chia cắt tại xã Hồng Ca, huyện chỉ đạo với phương châm

Huyện Trấn Yên, mưa to đã gây nhiều thiệt hại cho nhân dân. Lũ suối chia cắt nhiều tuyến đường đi 4 thôn thuộc xã Hồng Ca (Khe Ron, Hồng Lâu, Khe Tiến, Khuôn Bổ).

Hiện trường vụ sạt lở.

Khoảng 7h ngày 6/8, tại thôn Trung Chải, xã Phìn Ngan (Bát Xát) đã xảy ra vụ sạt lở đất nghiêm trọng khiến 2 người tử vong.

Lực lượng chức năng khắc phục một điểm sạt lở trên quốc lộ 32.

Yên Bái là tỉnh có địa hình đồi núi, độ dốc lớn, nhất là tại các xã, thôn, bản vùng cao nên thường chịu ảnh hưởng nặng nề về tính mạng và tài sản khi xảy ra mưa lũ. Vì thế, các địa phương của tỉnh đã và đang triển khai nhiều giải pháp ứng phó với lũ ống, lũ quét, sạt lở đất có thể xảy ra trong mùa mưa bão.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục