Ba kịch bản bão số 6 ảnh hưởng đất liền Việt Nam

  • Cập nhật: Thứ hai, 17/10/2022 | 7:30:39 AM

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia nhận định bão số 6 (bão Nesat) có thể mạnh cấp 13, giật cấp 16 trong khoảng 24-48 giờ tới, sau đó bão sẽ suy yếu. Có 3 kịch bản bão ảnh hưởng tới đất liền.

Vị trí và hướng di chuyển bão Nesat.
Vị trí và hướng di chuyển bão Nesat.

Lúc 19h tối 16-10, tâm bão số 6 cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 880km về phía đông đông bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11 (103 - 117km/h), giật cấp 13. 

Trong 24 giờ tới bão di chuyển theo hướng tây tây bắc, sau đó đổi hướng di chuyển theo hướng tây tây nam.

Ông Nguyễn Văn Hưởng - trưởng phòng dự báo thời tiết Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia - cho biết khi vào Biển Đông bão số 6 gặp vùng biển thoáng, không gặp ma sát địa hình nên cường độ gần như giữ nguyên và khả năng còn mạnh thêm. 

Dự báo trong 24 - 48 giờ tới, bão đạt cường độ mạnh nhất khi ở khu vực bắc Biển Đông, có thể đạt cấp 13, giật 16. 

Sau đó, bão sẽ có thể giảm cường độ do ảnh hưởng của không khí lạnh. 

"Trong quá khứ, phần lớn các cơn bão khi có sự tương tác với không khí lạnh sẽ có xu hướng yếu đi, song vẫn có trường hợp không khí lạnh không đủ mạnh nên bão yếu đi không nhiều” - ông Hưởng nói.

Về tác động trên biển, ông Hưởng nhấn mạnh ở khu vực bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa) có mưa bão, gió mạnh cấp 9-10, sau tăng lên cấp 12-13, giật cấp 15. Tàu thuyền cần chú ý theo dõi hướng di chuyển của bão để thoát khỏi vùng nguy hiểm. 

Về tác động trên đất liền, ông Hưởng cho biết Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia nhận định có ba kịch bản hướng đi và đổ bộ của bão số 6. 

Kịch bản thứ nhất với xác suất xảy ra cao nhất (khoảng 50 - 60%) bão tương tác với không khí lạnh, suy yếu trước khi đi vào vùng biển Trung Bộ, trở thành vùng áp thấp hoặc áp thấp nhiệt đới khi vào đất liền.

Kịch bản thứ hai có nguy cơ ảnh hưởng lớn hơn, khi bão di chuyển đến khu vực phía nam đảo Hải Nam (Trung Quốc) tương tác với không khí lạnh yếu, di chuyển thẳng vào miền Trung, cường độ không giảm nhiều, còn ở mức cấp 9-10.

Kịch bản thứ ba khi bão di chuyển đến khu vực phía nam đảo Hải Nam (Trung Quốc) tương tác với không khí lạnh có cường độ mạnh, lúc này bão sẽ yếu đi và tan nhanh trước khi vào đất liền. 

Với kịch bản này trên đất liền ít chịu ảnh hưởng của gió và mưa.

(Theo TTO)

Các tin khác
Công nhân Điện lực Yên Bái sửa chữa, bảo dưỡng đường dây trước mùa mưa bão.

Mùa mưa bão năm 2023 sắp bắt đầu và được dự báo có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường. Yên Bái không nằm trong mắt bão, hay tâm bão nhưng lại thường xuyên phải hứng chịu của áp thấp nhiệt đới, hoàn lưu bão và nhất là địa hình đồi núi cao, chia cắt bởi nhiều sông suối nên hàng năm có hàng chục đợt thiên tai xảy ra, gây thiệt hại lớn về người và của, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Trận lốc xoáy đêm ngày 21/3 đến ngày 22/3 đã làm 46 ngôi nhà  của 
người dân huyện Văn Chấn và thị xã Nghĩa Lộ bị sập, đổ và tốc mái.

Dự báo từ đêm 25 đến ngày 26/3, ở khu vực vùng núi, trung du Bắc Bộ, có mưa vừa, cục bộ có mưa to và dông. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Mưa vừa, có nơi mưa to có khả năng gây ra tình trạng ngập úng tại các vùng trũng, thấp.

Trận lốc xoáy đêm ngày 21/3 đến ngày 22/3 đã làm 46 ngôi nhà ở của nhân dân bị tốc mái.

Do ảnh hưởng của nắng nóng kết hợp với độ ẩm trong không khí giảm thấp nên từ đêm ngày 21/3 đến ngày 22/3 đã xảy ra lốc xoáy cục bộ làm sập, đổ và tốc mái 46 ngôi nhà ở của người dân trên địa bàn huyện Văn Chấn và thị xã Nghĩa Lộ.

Đoàn công tác Bộ Nông nghiệp-Phát triển nông thôn đi khảo sát khu vực bị lũ quét tại Mù Cang Chải, Yên Bái năm 2017. (Ảnh minh họa)

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thế Phước vừa ký ban hành Chỉ thị số 05/CT-UBND về việc tăng cường công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2023 trên địa bàn tỉnh Yên Bái.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục