Công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai để ứng phó, khắc phục hư hỏng kết cấu hạ tầng giao thông tại một số địa phương

  • Cập nhật: Thứ hai, 17/10/2022 | 2:08:58 PM

Ngày 17/10, Bộ trưởng Giao thông vận tải ký Quyết định số 1356/QĐ-BGTVT công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai để ứng phó, khắc phục hư hỏng kết cấu hạ tầng giao thông đường quốc lộ do bão số 5 và các đợt mưa, lũ gây ra tại một số địa phương từ ngày 1-20/10.

Công ty Cổ phần Quản lý và xây dựng đường bộ Phú Yên đang triển khai lắp vá ổ gà, khắc phục các sự cố hư hỏng mặt đường bảo đảm an toàn giao thông trong mưa lũ.
Công ty Cổ phần Quản lý và xây dựng đường bộ Phú Yên đang triển khai lắp vá ổ gà, khắc phục các sự cố hư hỏng mặt đường bảo đảm an toàn giao thông trong mưa lũ.

Theo đó, căn cứ diễn biến, phạm vi ảnh hưởng của thiên tai, và các bản tin dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, ở khu vực đồng bằng, ven biển Bắc Bộ, Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ (từ ngày 1-20/10) có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to, có nơi trên 600mm.

Nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại các tỉnh vùng núi và ngập úng tại các khu vực trũng, thấp. Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do mưa lớn, lốc, sét là từ cấp 1-cấp 3.

Điều này gây ảnh hưởng, có nguy cơ đe dọa trực tiếp đến an toàn tính mạng của người, phương tiện tham gia giao thông đường bộ, kết cấu hạ tầng giao thông đường quốc lộ tại các địa phương: Hòa Bình, Yên Bái, Sơn La, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Điện Biên, Cao Bằng, Hải Dương, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Quảng Bình, Quảng Trị, Phú Yên, Khánh Hòa, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, Vĩnh Long, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Cà Mau, Kiên Giang.

Nội dung quyết định do Bộ Giao thông vận tải ban hành nêu rõ:

Thời điểm xảy ra tình huống thiên tai theo quy định, giao Cục Đường bộ Việt Nam rà soát, xác định cụ thể hư hỏng kết cấu hạ tầng giao thông đường quốc lộ và ban hành Lệnh xây dựng công trình khẩn cấp nhằm khắc phục hậu quả thiên tai gây ra được xác định từ ngày 1-20/10/2022.

Các biện pháp khẩn cấp áp dụng để ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai: Các cơ quan, đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ được giao thực hiện các hoạt động khắc phục hậu quả thiên tai theo quy định tại Điều 11 và Điều 13, Thông tư số 3/2019/TT-BGTVT ngày 11/1/2019 của Bộ trưởng Giao thông vận tải quy định về phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh vực đường bộ (được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Thông tư số 43/2021/TT-BGTVT ngày 31/12/2021 của Bộ trưởng Giao thông vận tải).

Cục Đường bộ Việt Nam, Sở Giao thông vận tải các địa phương chịu trách nhiệm triển khai các hoạt động khắc phục hậu quả thiên tai theo quy định.

Các đơn vị trên thực hiện rà soát, xác định cụ thể, kịp thời các vị trí kết cấu hạ tầng giao thông đường quốc lộ bị thiệt hại, hư hỏng do các tình huống thiên tai nêu trên gây ra, ban hành Lệnh xây dựng công trình khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai theo quy định của pháp luật.

Khi kết thúc thi công xây dựng công trình khẩn cấp, khắc phục hậu quả thiên tai, bảo đảm giao thông bước 1 theo tình huống khẩn cấp về thiên tai nêu trên, Cục Đường bộ Việt Nam báo cáo Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Bộ Giao thông vận tải để làm cơ sở công bố kết thúc tình huống khẩn cấp về thiên tai….

(Theo NDO)

Các tin khác

Theo phóng viên TTXVN tại La Habana, Cuba vừa ra mắt bản đồ nguy cơ sóng thần đầu tiên, trong đó bờ biển phía Đông Bắc đảo quốc Caribe này là khu vực dễ bị tổn thương nhất.

Trẻ được chăm sóc chu đáo trong mùa đông tại Trường Mầm non Nà Hẩu, huyện Văn Yên. (Ảnh minh họa: Thanh Ba)

Do ảnh hưởng của không khí lạnh nên các khu vực trong tỉnh Yên Bái phổ biến không mưa (riêng ngày 1/12/2023 có mưa, mưa nhỏ rải rác), đêm và sáng trời rét; khu vực vùng cao đêm và sáng trời rét đậm, rét hại. Trong đợt không khí lạnh này, nhiệt độ thấp nhất phổ biến từ 14-16 độ C (vùng cao 10-12 độ C).

Đêm 5/8/2023, một trận lũ ống, lũ quét lịch sử xảy ra trên địa bàn các xã Hồ Bốn, Lao Chải, Khao Mang của huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái, gây hậu quả nặng nề về người và tài sản. Hàng trăm hộ gia đình mất nhà cửa, phải di dời khẩn cấp; hàng trăm công trình công cộng, hạ tầng giao thông, thủy lợi, nước sạch, thông tin, điện lưới bị hư hỏng nặng; hàng trăm hécta lúa, hoa màu, rừng sản xuất bị thiệt hại; hàng ngàn con gia súc, gia cầm bị lũ cuốn trôi, khiến đời sống của hàng ngàn người dân của một huyện nghèo vùng cao lâm vào cảnh khó khăn, thiếu thốn.

Nhiều ôtô con ngập lụt tại Huế. (Ảnh NLĐO)

Số lượng người chết và mất tích do mưa lũ ở miền Trung đã tăng lên chín người so với những ngày trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục