Tăng cường quản lý đê điều, sẵn sàng hộ đê, chống lũ, bão năm 2023

  • Cập nhật: Thứ năm, 2/3/2023 | 8:31:00 AM

Các tỉnh, thành phố có đê tập trung hoàn thành công tác tu bổ đê điều, bảo đảm an toàn cống dưới đê, xử lý dứt điểm hành vi lấn chiếm mặt đê, mái đê, hành lang bảo vệ đê... trước ngày 15-5-2023.

Dự án Đê chống ngập sông Hồng thuộc xã Giới Phiên nhằm khắc phục tình trạng sạt lở bờ sông, nâng cao năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu.
Dự án Đê chống ngập sông Hồng thuộc xã Giới Phiên nhằm khắc phục tình trạng sạt lở bờ sông, nâng cao năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu.

Đó là nội dung chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan tại Chỉ thị số 1148/CT-BNN-ĐĐ, ngày 1-3-2023, về việc tăng cường công tác quản lý đê điều và chuẩn bị sẵn sàng hộ đê, chống lũ, bão năm 2023.

Theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), năm 2022, thiên tai trên phạm vi toàn quốc xảy ra bất thường, cực đoan, trái quy luật. Ngay từ đầu mùa lũ các hồ thủy điện: Sơn La, Hòa Bình, Tuyên Quang đã phải vận hành xả lũ và duy trì trong một thời gian khá dài (đây là hiện tượng hiếm thấy kể từ khi hệ thống liên hồ chứa đi vào vận hành, khai thác); khu vực miền Trung tiếp tục xảy ra mưa lũ, ngập lụt lớn...

Còn Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia nhận định, từ nửa cuối tháng 6 năm 2023, bão và áp thấp nhiệt đới bắt đầu hoạt động ở khu vực Biển Đông và có khả năng xuất hiện các cơn bão mạnh, di chuyển phức tạp; tổng lượng mưa ở hầu hết các khu vực được dự báo tương đương hoặc cao hơn trung bình nhiều năm...

Để chủ động trong công tác hộ đê, phòng, chống lụt bão năm 2023, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra đối với những vùng được đê bảo vệ, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có đê, tập trung chỉ đạo hoàn thành công tác tu bổ, duy tu, bảo dưỡng đê điều và công trình đang thi công liên quan đến đê điều. Đối với những sự cố đê điều đã xảy ra trong các mùa lũ, bão trước cần đặc biệt quan tâm xử lý và tập trung nguồn lực để hoàn thành việc xử lý; đồng thời, lập phương án bảo vệ trọng điểm trong mùa lũ, bão năm 2023.

Bên cạnh đó, các tỉnh, thành phố triển khai giải pháp bảo đảm an toàn cống dưới đê trong lũ, bão. Đối với những cống dưới đê đã xảy ra sự cố những năm trước, cống mới xây dựng nhưng chưa được vận hành trong điều kiện có lũ cao hoặc cống đang thi công, các tỉnh, thành phố phải xây dựng phương án bảo vệ cụ thể để chủ động xử lý khi có sự cố xảy ra. Trong đó, cần đặc biệt quan tâm đến các cống đã xảy ra sự cố như: Cẩm Đình, Liên Mạc (thành phố Hà Nội); Tắc Giang (tỉnh Hà Nam); Long Phương (tỉnh Bắc Ninh)...

Cùng với nhiệm vụ trên, các tỉnh, thành phố chỉ đạo sở NN&PTNT phối hợp với UBND cấp huyện tổng kiểm tra đánh giá hiện trạng hệ thống đê điều, phát hiện những hư hỏng, các yếu tố bất lợi có nguy cơ đe dọa an toàn đê; xây dựng, phê duyệt và triển khai trên thực tế phương án hộ đê đối với từng tuyến đê, từng khu vực trọng điểm theo phương châm "4 tại chỗ”; đồng thời, phối hợp chặt chẽ với lực lượng quân đội đóng trên địa bàn để chuẩn bị hộ đê theo phương án và kế hoạch được duyệt.

Căn cứ phương án hộ đê năm 2023, các tỉnh, thành phố chỉ đạo đơn vị, địa phương chuẩn bị đủ số lượng, chủng loại vật tư dự trữ hộ đê cho từng tuyến. Chỉ đạo tổ chức diễn tập phương án hộ đê, kiểm tra việc chuẩn bị vật tư, lực lượng, phương tiện, kỹ thuật, chỉ huy và thông tin hai chiều để bổ khuyết kịp thời những thiếu sót, tồn tại; tập huấn nghiệp vụ cho các lực lượng tham gia hộ đê, đặc biệt là lực lượng quân đội đóng trên địa bàn...

Đặc biệt, các tỉnh, thành phố chỉ đạo tăng cường kiểm tra các tuyến đê, kịp thời phát hiện, kiên quyết ngăn chặn và xử lý dứt điểm hành vi lấn chiếm mặt đê, mái đê, hành lang bảo vệ đê gây ảnh hưởng đến an toàn đê và khả năng thoát lũ trước ngày 15-5-2023.

(Theo HNMO)

Các tin khác

Ngày 16/4, tại huyện Yên Bình, Công ty Điện lực Yên Bái tổ chức diễn tập phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN), xử lý sự cố lưới điện, công nghệ thông tin - an toàn năm 2024 trên lưới điện 22kV do Điện lực Yên Bình quản lý vận hành.

Lũ ống gây thiệt hại nặng nề tại xã Khao Mang, huyện Mù Cang Chải. Ảnh tư liệu

Yên Bái là tỉnh miền núi chịu nhiều ảnh hưởng do thiên tai với diễn biến ngày càng phức tạp, khó lường, gây thiệt hại lớn về người và tài sản. Do vậy, nâng cao năng lực dự báo thiên tai và chuẩn bị lực lượng ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai luôn là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng đối với cấp ủy, chính quyền và người dân trên địa bàn.

Mưa lớn gây ngập nhiều nơi tại Quảng Bình năm 2022.

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan vừa ký ban hành chỉ thị gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố về việc tăng cường công tác đảm bảo an toàn công trình thủy lợi, đê điều trong mùa mưa, lũ 2024.

Đồng chí Nguyễn Thế Phước – Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh kết luận Hội nghị.

Chiều 12/4, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục