Yên Bình chủ động phòng, chống lũ quét, sạt lở đất

  • Cập nhật: Thứ tư, 17/5/2023 | 7:35:19 AM

YênBái - Là huyện nguy cơ cao chịu ảnh hưởng của lũ quét, sạt lở đất và các tình huống thiên tai, rút kinh nghiệm từ năm trước, bắt đầu bước vào mùa mưa bão năm nay, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT - TKCN) huyện Yên Bình chủ động xây dựng các phương án phòng, chống cụ thể, thiết thực phù hợp với thực tế địa phương nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại về người, tài sản.

Lãnh đạo xã Vũ Linh cùng người dân kiểm tra công trình đập thủy lợi Ba Luồn trước mùa mưa bão.
Lãnh đạo xã Vũ Linh cùng người dân kiểm tra công trình đập thủy lợi Ba Luồn trước mùa mưa bão.

Nằm trên trục đường Vĩnh Kiên - Yên Thế, xã Vũ Linh có 70% diện tích là rừng núi độ dốc cao, có 4 con suối chạy qua các thôn: Ngòi Tu, Trại Máng, Đá Trắng và thôn Quyên. Vào mùa mưa lũ, các con suối này có lưu lượng nước tương đối lớn nên nguy cơ xảy ra lũ ống, lũ quét là rất cao. 

Nhận thức được mối nguy hiểm, mức độ thiệt hại do các đợt mưa to, bão lốc, sạt lở đất gây ra, trong những năm qua, xã Vũ Linh luôn quan tâm, chú trọng công tác phòng chống. Ban Chỉ huy PCTT- TKCN xã luôn chủ động xây dựng kế hoạch bổ sung, thường xuyên duy trì nghiêm chế độ thường trực đặc biệt trong các tháng cao điểm mưa bão. Đồng thời, chủ động nắm chắc tình hình, diễn biến của thời tiết và thực hiện tốt phương châm "4 tại chỗ”. 

Ông Trần Văn Hiền - Chủ tịch UBND xã Vũ Linh cho biết: "Hiện nay, xã Vũ Linh có 12 hộ nằm ở khu vực trọng điểm có nguy sạt lở đất, ngập lụt và lũ quét thuộc các thôn: Đồng Bội, Làng Ngần, Đồng Hen, Đá Trắng, Ngòi Tu, Trại Máng… Để PCTT có hiệu quả, ngoài việc thường xuyên theo dõi nắm tình hình, diễn biến thời tiết để chỉ đạo các thôn chủ động giải phóng các vật cản trên các khe suối; chủ động hợp đồng với các chủ phương tiện thuyền máy, ô tô, máy súc và chỉ đạo lực lượng dân quân thường trực 24/24 giờ để kịp thời ứng phó khi có tình huống xảy ra”. 

Ban Chỉ huy PCTT - TKCN xã Vũ Linh cũng đã dự báo các tình huống có thể xảy ra tại các điểm trọng yếu như: sạt lở đất, lũ quét ngập lụt, lốc xoáy… Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền và có phương án PCTT sát với tình hình thực tế, nên những năm gần đây, trên địa bàn xã Vũ Linh không bị thiệt hại về người cũng như hạn chế thiệt hại về tài sản của người dân.

Trong năm 2022, trên địa bàn huyện Yên Bình xảy ra 4 vụ sạt lở đất, ước thiệt hại khoảng trên 500 triệu đồng. Ông Lã Tuấn Hưng - Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết: từ thực tiễn công tác ứng phó, khắc phục hậu quả do lũ quét, sạt lở đất và các tình huống thiên tai gây ra trong năm 2022, huyện nhận thấy: trước hết, công tác chỉ huy điều hành phải quyết liệt, khẩn trương; phát huy cao độ tinh thần trách nhiệm của từng cán bộ lãnh đạo từ huyện đến cơ sở; huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị để cùng triển khai đối phó; nâng cao công tác dự báo, cảnh báo và tuyên truyền, phổ biến kiến thức về lũ quét, sạt lở đất và cách phòng tránh cho các cấp chính quyền và người dân để chủ động phòng tránh, đối phó hiệu quả. 

Cùng với đó, thực hiện phương châm "phòng là chính", huyện đặc biệt chú trọng đến việc rà soát, bổ sung, hoàn thiện phương án sơ tán dân sinh sống ở khu vực có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất cụ thể, chi tiết đến từng thôn đảm bảo khả thi, phù hợp với thực tế. Khi thiên tai xảy ra, việc thực hiện phương châm "4 tại chỗ", đặc biệt là lực lượng xung kích tại chỗ và cơ chế vận hành thống nhất, chỉ huy thống nhất của cấp cơ sở đóng vai trò hết sức quan trọng và xác định tư tưởng cho người dân biết tự cứu lấy mình trước khi các lực lượng đến cứu. 

Trong quy hoạch huyện Yên Bình chú ý xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng đảm bảo tính ổn định của công trình trước thiên tai. Cụ thể là xây dựng các công trình hạ tầng bạt núi, đồi để mở đường, làm nhà ở phải đảm bảo ổn định, không tạo thêm nguy cơ sạt, trượt; làm ngầm tràn, cầu qua suối không làm cản trở, ách tắc thoát lũ; các trụ sở, trường học, bệnh viện, các công trình công cộng khi xây dựng mới phải theo hướng kiên cố, bền vững lâu dài, làm nơi sơ tán dân khi cần thiết. Các công trình giao thông liên thôn, liên xã khi xây dựng phải đủ rộng, đủ kiên cố, giảm sạt lở để vừa tạo điều kiện phát triển kinh tế xã hội vừa phục vụ công tác sơ tán dân, cứu hộ, cứu nạn khi có thiên tai xảy ra... 

Huyện cũng không quy hoạch các khu dân cư ở các vị trí có nguy cơ lũ quét, sạt lở đất. Cùng đó, trước mùa mưa lũ hàng năm, huyện tổ chức kiểm tra, rà soát những vị trí mặt cắt bị thu hẹp của tất cả các con suối thuộc khu vực có nguy cơ ảnh hưởng thiên tai để có phương án khơi thông, mở rộng, không để xảy ra tắc nghẽn dòng chảy tạo ra lũ quét đột ngột. 

Hồng Duyên

Tags Yên Bình lũ quét sạt lở đất bão lũ hồ Thác Bà phòng chống thiên tai

Các tin khác
Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản JICA tại Việt Nam tổ chức Lễ khánh thành Dự án “Vận hành hồ chứa trong tình huống khẩn cấp và quản lý lũ hiệu quả bằng hệ thống thông tin quản lý thiên tai toàn diện tại Thừ Thiên - Huế. Ảnh minh họa

Tuần lễ Quốc gia phòng, chống thiên tai (từ ngày 15 - 22/5/2023) được Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai lấy chủ đề “Từ ứng phó đến hành động sớm”, với mục tiêu nhằm tăng cường thông tin truyền thông, nâng cao năng lực cộng đồng; nâng cao tinh thần, trách nhiệm của các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương trong công tác phòng, chống thiên tai; sẵn sàng các phương án ứng phó với thiên tai năm 2023; đề cao vai trò, trách nhiệm trong năm Việt Nam làm Chủ tịch Ủy ban ASEAN về Quản lý thiên tai.

Quang cảnh Hội nghị.

Ngày 16/5, UBND huyện Lục Yên tổ chức Hội nghị tổng kết công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT - TKCN), công tác phòng, chống cháy rừng (PCCCR) năm 2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023.

Cán bộ Chi cục thủy lợi tỉnh Yên Bái kiểm tra kè chống sạt lở sông Chảy khu vực thôn Khả Lĩnh, xã Đại Minh, huyện Yên Bình trước mùa mưa bão 2023.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thế Phước vừa ký ban hành Kế hoạch số 124/KH-UBND về việc tổ chức các hoạt động hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia phòng, chống thiên tai năm 2023.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa có Công điện về chủ động triển khai các biện pháp cấp bách ứng phó với nguy cơ nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục