Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phòng chống, thiên tai

  • Cập nhật: Thứ sáu, 14/7/2023 | 5:49:02 PM

YênBái - Tiếp tục tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin như: sử dụng mạng xã hội trong công tác phòng chống thiên tai, đặc biệt tăng cường tương tác và tốc độ truyền tải thông tin hai chiều trong công tác cảnh báo và tuyên truyền cho người dân diễn biến thời tiết bất lợi, các kỹ năng ứng phó thiên tai.

Thực hành diễn tập di dời khẩn cấp nhân dân ra khỏi vùng nguy hiểm có nguy cơ sạt lở đến khu vực sơ tán tại thôn Khe Pháo và cứu hộ, cứu nạn trên sông tại thôn Ngọc Châu, xã Châu Quế Hạ, huyện Văn Yên
Thực hành diễn tập di dời khẩn cấp nhân dân ra khỏi vùng nguy hiểm có nguy cơ sạt lở đến khu vực sơ tán tại thôn Khe Pháo và cứu hộ, cứu nạn trên sông tại thôn Ngọc Châu, xã Châu Quế Hạ, huyện Văn Yên

Trước tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, bất thường như hiện nay, công tác phòng, chống thiên tai đang được các địa phương, các ngành, các cấp trong toàn tỉnh chuẩn bị tích cực với phương châm: "Phòng ngừa chủ động, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và hiệu quả”. Dịp này, phóng viên Báo Yên Bái đã có cuộc trao đổi với ông Trần Anh Văn - Phó Chi cục trưởng Chi cục Thuỷ lợi, Phó Chánh văn phòng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai- Tìm kiếm cứu nạn (PCTT- TKCN) tỉnh Yên Bái về các giải pháp ứng phó với tình hình phức tạp của thiên tai, đặc biệt mùa mưa bão năm nay.

- Từ đầu năm tới nay, Yên Bái đã ảnh hưởng như thế nào do thiên tai?

Ông Trần Anh Văn: Do thời tiết diễn biến phức tạp, bất thường nên từ đầu năm đến nay trên địa bàn tỉnh xảy ra 6 đợt thiên tai; làm 1 người chết; 926 căn nhà hư hỏng; 887,6 ha sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp thiệt hại, 2 điểm trường và 5 công trình văn hoá, y tế bị tốc mái hư hỏng... Ước thiệt hại khoảng 15,9 tỷ đồng.

- Nhằm hạn chế thiệt hại thấp nhất do mưa bão gây ra, tỉnh đã có kế hoạch ứng phó gì?  

Ông Trần Anh Văn:  Để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra, đặc biệt là người và tài sản cũng như các công trình trọng yếu cần kịp thời di dời, sơ tán các hộ dân ở khu vực xung yếu, có nguy cơ cao đến nơi an toàn, nhất là người già, người khuyết tật, trẻ em…. 

Tỉnh đã ban hành Quyết định số 826 về việc ban hành phương án phòng tránh, ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai xảy ra trên địa bàn tỉnh, Quyết định số 571 về việc ban hành kế hoạch phòng, chống thiên tai tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021 - 2025. Trong đó, có chỉ đạo điều hành, ứng phó thiên tai và các biện pháp phòng tránh ứng phóvới từng loại hình thiên tai bão, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất, lốc xoáy, mưa đá, mưa lớn….và hàng năm rà soát, cập nhật lại phương án phòng, tránh, ứng phó.

Đối với các huyện vùng cao, Ban chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh đã chỉ đạo các địa phương thực hiện tốt công tác rà soát, cập nhật, bổ sung phương án ứng phó theo các cấp độ rủi ro thiên tai, rà soát các hộ dân trong vùng có nguy cơ cao sạt lở đất, lũ quét và ngập lụt để có phương án ứng phó kịp thời khi có tình huống xẩy ra.

Tổ chức khơi thông các dòng chảy; kiểm tra an toàn các hồ chứa và phương án đảm bảo an toàn hạ du trước mùa mưa bão; tuyên truyền, vận động người dân không bắt cá, vớt củi khi có mưa lũ xảy ra. Đặc biệt, rà soát, khẩn trương di dời các hộ dân ra khỏi các khu vực nguy cơ lũ ống, lũ quét, sạt lở đất; theo dõi sát sao diễn biến thời tiết, tổ chức ứng trực 24/24h và sẵn sàng phương án ứng phó khi có thiên tai xảy ra.

- Được biết, đến nay, công tác phòng, chống thiên tai trên địa bàn tỉnh vẫn còn nhiều khó khăn khi nhận thức, kỹ năng phòng, chống thiên tai của người dân và một số địa phương, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa còn khá hạn chế. Việc cung cấp và tiếp nhận thông tin về thiên tai đối với người dân ở những nơi có nguy cơ cao, nhất là vùng sâu, vùng xa chưa được thường xuyên, kịp thời. Vậy đây là giải pháp khắc phục trong thời gian tới?


Ông Trần Anh Văn - Phó Chi cục trưởng Chi cục Thuỷ lợi, Phó Chánh văn phòng Ban Chỉ huy PCTT- TKCN tỉnh 

Ông Trần Anh Văn: Đúng vậy. Để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra, Ban Chỉ huy PCTT- TKCN các cấp sẽ tiếp tục tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin như: sử dụng mạng xã hội trong công tác PCTT, đặc biệt tăng cường tương tác và tốc độ truyền tải thông tin hai chiều trong công tác cảnh báo và tuyên truyền cho người dân diễn biến thời tiết bất lợi, các kỹ năng ứng phó thiên tai.

Hơn nữa, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, tuyên truyền cho người dân thay đổi tập tục sinh sống bên bờ khe suối, chân ta luy cao, là nơi có nguy cơ lũ ống, lũ quét, sạt lở đất và ngập lụt. Khuyến khích người dân di dời ra khỏi vùng nguy hiểm theo hướng tái định cư xen ghép vừa đảm bảo an toàn vừa không gây xáo trộn nhiều trong sinh hoạt và sản xuất.

Huy động mọi nguồn lực lắp đặt thêm các thiết bị cảnh báo sớm thiên tai tại các khu vực có nguy cơ lũ quét, sạt lở đất và ngập lụt phục vụ công tác cảnh báo cho nhân dân.

Ưu tiên bố trí nguồn ngân sách của địa phương, Quỹ Phòng chống thiên tai cho việc thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức của nhân dân. Xây dựng các công trình hạ tầng PCTT và mua sắm trang thiết bị chuyên dùng trong công tác PCTT-TKCN.

Đẩy mạnh việc củng cố, nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai tại cơ sở, nhằm phản ứng nhanh với những sự cố đang diễn ra để hỗ trợ giúp người dân và chính quyền địa phương ứng phó với thiên tai.

Văn Tuấn (thực hiện)

Tags Yên Bái phòng chống thiên tai phòng ngừa chủ động ứng phó khắc phục hiệu quả tài sản Quyết định số 826

Các tin khác
Hướng di chuyển dự kiến của áp thấp nhiệt đới

Đêm 13/7, vùng áp thấp ở vùng biển phía Đông khu vực miền Trung Philippines đã mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới và có khả năng mạnh thêm trong những ngày tới.

Khi mưa to, lũ lớn người dân tuyệt đối không được qua lại những nơi ngập úng, nước chảy siết và vớt củi.

Từ chiều tối ngày 14-15/7/2023, các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh Yên Bái tiếp tục có mưa rào và dông rải rác (cục bộ có mưa vừa, mưa to đến rất to) với lượng mưa 40-70mm/đợt, có nơi trên 150mm/đợt. Trong cơn dông cần đề phòng lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Lực lượng chức năng khắc phục sạt lở ta luy trên quốc lộ 32 đoạn qua xã Cao Phạ để đảm bảo giao thông thông suốt.

Xã Cao Phạ, huyện Mù Cang Chải có địa hình phức tạp, dân cư dàn trải ở 7 bản trên các sườn đồi độ dốc cao, nhiều khe suối nên có nguy cơ cao xảy ra sạt lở, lũ ống, lũ quét khi vào mùa mưa. Nhân dân chủ yếu làm ruộng, nương xa nhà, đi lại qua nhiều khe suối, ngủ lại ở lán ruộng, nương... cũng tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn khi trời mưa to.

Trung tuần tháng 7 khả năng xuất hiện áp thấp nhiệt đới hoặc bão trên Biển Đông. Ảnh minh họa

Có khoảng 2-3 cơn áp thấp nhiệt đới (ATNĐ)/bão hoạt động trên Biển Đông trong giai đoạn nửa cuối tháng 7 và đầu tháng 8, trong đó từ 15-20/7, khả năng xuất hiện đợt đầu tiên.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục