Vinashin sẽ là nhà đầu tư lớn

  • Cập nhật: Thứ sáu, 20/4/2007 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Cuối tháng 3/2007, đoàn công tác của tỉnh do đồng chí Phùng Quốc Hiển - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy dẫn đầu đã có buổi làm việc trực tiếp với một số tập đoàn kinh tế lớn tại Hà Nội để bàn về kế hoạch hợp tác, đầu tư phát triển. Qua kết quả làm việc cho thấy Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (VINASHIN) sẽ được lựa chọn và trở thành nhà đầu tư lớn ở Yên Bái.

Trong chuyến công tác, buổi làm việc với Tập đoàn Vinashin được coi là thành công nhất. Hiện Vinashin là một trong những tập đoàn có tiềm lực kinh doanh, tài chính lớn hiện nay. Tập đoàn đang có 40 đơn vị thành viên, tăng trưởng kinh tế hàng năm đạt gần 30%; doanh nghiệp kinh doanh đa ngành nghề, doanh thu bình quân đạt 3 tỷ USD/năm. Tại buổi làm việc, phía tập đoàn Vinashin đề xuất với tỉnh Yên Bái đồng ý cho xây dựng một nhà máy sản xuất công nghiệp tại tỉnh để có sản phẩm sứ phục vụ cho công nghiệp đóng tàu.

Vinashin cũng đồng ý với đề nghị của tỉnh, sáp nhập Công ty Vật tư nông nghiệp vào làm thành viên của Tập đoàn. Được tiếp nhận nguyên trạng như hiện nay, doanh nghiệp sẽ hoạt động dưới sự điều hành trực tiếp của Vinashin. Tập đoàn cũng đề nghị tỉnh đồng ý cho nâng công suất đầu tư xây dựng Nhà máy cán thép Cửu Long lên 500.000 tấn sản phẩm/năm. Sau khi khảo sát sẽ tiếp tục nâng công suất lên 1 triệu tấn sản phẩm/năm, với tỷ lệ phôi thép hợp lý theo thị trường nhằm mục đích phục vụ cho đóng tàu của Tập đoàn hiện nay.

Cùng với việc đề nghị tỉnh hướng các đơn vị đã được cấp mỏ khai thác tận thu và các mỏ đã được Chính phủ cấp khai thác, bán toàn bộ nguyên liệu cho Nhà máy thép Cửu Long - Vinashin theo giá thị trường, Tập đoàn cũng đề nghị tỉnh chuyển toàn bộ phần vốn của Nhà nước hiện có tại Công ty cổ phần Khoáng sản Yên Bái cho Vinashin quản lý để chủ động được nguyên liệu cho luyện thép.

Vinashin cũng đề cập đến xin giao cho đơn vị một công trình thuỷ điện nhỏ để xây dựng và một điểm mỏ đá trắng để sản xuất sản phẩm phục vụ cho trang trí nội thất trong ngành công nghiệp đóng tàu. Đồng thời muốn tỉnh cho phép tổ chức thăm dò, đánh giá trữ lượng 29 điểm mỏ và chuyển giao 2 lâm trường cho Vinashin quản lý để tiếp tục thực hiện nhiệm vụ trồng rừng và khai thác rừng trồng phục vụ công nghiệp đóng tàu.

Vinashin là tập đoàn có tiềm lực kinh  tế lớn, có đường lối chiến lược phát triển đúng hướng; đang kinh doanh đa ngành nghề, đa sở hữu với tiềm năng thị trường nước ngoài lớn; là doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước. Việc để Vinashin nghiên cứu, thực hiện một số dự án đầu tư sẽ thuận lợi cho sự thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Đoàn công tác cũng đề nghị tỉnh giao cho một đơn vị đầu mối tiếp tục liên hệ với Vinashin, giữ gìn phát huy mối quan hệ phối hợp thúc đẩy nhanh thực hiện các nội dung mà 2 bên đã có biên bản ghi nhớ và ký thoả thuận hợp tác.

Đoàn công tác đã đi đến thống nhất đề nghị tỉnh cho phép Tập đoàn đầu tư một nhà máy sản xuất sứ kỹ thuật trên địa bàn tỉnh; sau đó nghiên cứu chuyển giao nốt phần vốn Nhà nước hiện có tại Công ty Sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn cho Vinashin quản lý. Việc chuyển 2 lâm trường cho Vinashin quản lý tiếp tục nhiệm vụ trồng rừng có thể thực hiện được. Còn việc bàn giao Công ty Vật tư nông nghiệp cho Vinashin quản lý và điều hành (bàn giao nguyên trạng theo sổ sách kế toán) có thể thực hiện ngay.

Đoàn đề nghị tỉnh nhất trí đề xuất nâng công suất phôi thép của Nhà máy Thép Cửu Long Vinashin lên 1 triệu tấn/năm; xây dựng chính sách quản lý các điểm mỏ và chính sách thương mại với các công ty đã được cấp mỏ để có đủ nguyên liệu cung cấp cho Nhà máy thép. Đồng thời đề nghị tỉnh đồng ý với đề xuất của Vinashin cho chuyển giao toàn bộ vốn Nhà nước tại Công ty cổ phần Khoáng sản sang Vinashin quản lý. Vinashin sẽ có công văn gửi UBND tỉnh và Thủ tướng Chính phủ về vấn đề này. Việc chuyển giao công ty này cho Vinashin sẽ giải quyết được 2 nguồn nguyên liệu là quặng sắt và đá xẻ, phục vụ công nghiệp đóng tàu của Tập đoàn.

Có thể nói, Tập đoàn Vinashin đầu tư vào Yên Bái là việc làm có lợi cho cả đôi bên. Vinashin sẽ có ngành công nghiệp đóng tàu và kinh tế đa ngành phát triển mạnh hơn nhờ tận dụng được những tiềm năng lợi thế của Yên Bái. Còn việc hợp tác phát triển cùng Vinashin, Yên Bái đã cơ bản hoàn thành việc đổi mới sắp xếp lại các doanh nghiệp kém hiệu quả để có một nền kinh tế phát triển năng động.

Minh Đức

Các tin khác
Công trình Thủy điện Nậm Đông III trong ngày đầu thi công.

YBĐT - Tháng 4, mưa tầm tã. Vẫn biết mưa thế này đi đến công trình xây dựng Nhà máy thủy điện Nậm Đông không phải là dễ nhưng tôi vẫn quyết đi. Đi để cảm nhận sự hùng vĩ của dòng Nậm Đông, để thấy được những người thợ đang vật lộn với sự khắc nghiệt của thời tiết, sự hiểm trở của núi rừng, khe suối, chạy đua với thời gian để đào, để đắp, để lắp, để xây cho dòng điện toả sáng muôn nơi.

Ngầm tràn Huổi Nọi (Lâm Thượng - Lục Yên) được đầu tư từ nguồn vốn WB trị giá trên 460 triệu đồng.

YBĐT - Đến Lục Yên, cảm nhận đầu tiên là diện mạo vùng đất ngọc đã có nhiều đổi thay nhờ phát huy hiệu quả công tác quản lý, đầu tư các nguồn vốn, trong đó có nguồn vốn Dự án Giảm nghèo và sự đồng tình góp sức của nhân dân trong huyện.

YBĐT - Đến hết tháng 3, tổng vốn đầu tư phát triển khu vực nhà nước trên địa bàn tỉnh đạt 84 tỉ 259 triệu đồng, tăng 37,89% so với tháng trước, tăng 17,25% so với cùng kỳ.

Lắp đặt hệ thống mái nhà kho nguyên liệu Nhà máy Xi măng
Yên Bình.

YBĐT - Trên công trường xây dựng Nhà máy Xi măng Yên Bình có công suất 910.000 tấn/năm và mở rộng Nhà máy Xi măng Yên Bái công suất 300.000 tấn clinker/năm, những ngày đầu tháng Tư lịch sử này sôi động hơn. Các đơn vị thi công đang hăng hái thi đua lập thành tích kỷ niệm 32 năm ngày giải phóng miền Nam.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục