Bão chồng bão dị thường, dự báo xu thế thiên tai và kịch bản ứng phó

  • Cập nhật: Thứ năm, 21/3/2024 | 3:39:01 PM

Những năm gần đây tình trạng “bão chồng bão, lũ chồng lũ” ngày càng phổ biến, gây ra những thiệt hại nghiêm trọng. Dự báo xu thế thiên tai này còn tiếp tục trong thời gian tới. Vì vậy, ngành Khí tượng thủy văn đang tích cực ứng dụng công nghệ trong cảnh báo, dự báo sớm.

Đường đi bão số 3 Saola ngày 2.9.2023.
Đường đi bão số 3 Saola ngày 2.9.2023.

Năm 2024, Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) phát động Ngày Khí tượng thế giới với chủ đề "Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu".

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu - với biểu hiện chính là sự nóng lên toàn cầu và mực nước biển dâng đã tạo nên rất nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan với cường độ lớn hơn và khó dự báo hơn trước.

Phóng viên Báo Lao Động đã có cuộc trao đổi cùng ông Hoàng Đức Cường - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng Thủy văn về phương án ứng phó của ngành trong thời gian tới.


Ông Hoàng Đức Cường - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng Thủy văn.

- Để ứng phó với biến đổi khí hậu thì việc phát triển mạng lưới quan trắc khí tượng thủy văn tự động rất quan trọng. Vấn đề này sẽ được ngành triển khai ra sao trong thời gian tới, thưa ông?

- Một trong những giải pháp để tăng cường nguồn lực cho hiện đại hóa ngành Khí tượng thủy văn là đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư phát triển mạng lưới trạm đo mưa tự động. Khi đó, thay vì phải đầu tư trang thiết bị, con người, kinh phí phục vụ vận hành thì các công việc này được chuyển giao cho khối doanh nghiệp tư nhân.

Ngành Khí tượng chỉ thuê các thiết bị này để lấy các thông tin dự báo điều này sẽ giảm chi phí hệ thống. Đến nay, tổng số trạm đo mưa tự động đã được đầu tư xã hội hóa là gần 1.400 trạm.

Cần quan tâm phát triển hình thức này để tăng thêm nguồn lực cho hệ thống quan trắc đủ dày phục vụ cho việc phát triển các mô hình dự báo dành riêng cho Việt Nam.

- Những năm gần đây, tình trạng bão chồng bão, lũ nối đuôi nhau và hàng loạt thiên tai dị thường xảy ra. Vậy tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ trong cảnh báo, dự báo thiên tai như thế nào thưa ông?

- Dự báo xu thế thiên tai này còn tiếp tục trong thời gian tới theo hướng cực đoan và bất thường hơn. Thực tế này đòi hỏi ngành Khí tượng thủy văn phải không ngừng đầu tư trang thiết bị hiện đại, nâng cao chất lượng dự báo, cảnh báo thiên tai.

Từ các hệ thống quan trắc nặng tính thủ công đã chuyển sang các hệ thống quan trắc tự động. Cụ thể tính đến nay đã bổ sung được thông tin quan trắc từ hơn 2.000 trạm tự động gần như thời gian thực (đo đạc 10 phút một lần).

Cùng với đó, các hệ thống quan trắc radar thế hệ cũ đã được thay thế một cách đồng bộ bằng các radar thế hệ mới của Nhật Bản, Phần Lan, cùng với đó là trang bị các radar với khả năng di động để phục vụ việc bổ khuyết các điểm thiếu hụt quan trắc và di chuyển đến các điểm có khả năng xảy ra thời tiết cực đoan như khu vực bão đổ bộ.

- Trong điều kiện biến đổi khí hậu ngày càng có nhiều diễn biến phức tạp, xin ông chia sẻ mục tiêu phát triển ngành Khí tượng thủy văn trong thời gian tới?

- Mục tiêu đến năm 2030 nâng tổng số trạm quan trắc tự động trên toàn mạng lưới đạt 95% đối với các trạm khí tượng, đo mực nước, đo mưa, đo gió trên cao và tối thiểu 40% đối với các trạm đo lưu lượng nước.

Nghiên cứu áp dụng công nghệ quan trắc từ xa bằng vệ tinh, camera, viễn thám, vạn vật kết nối (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI) trong hoạt động quan trắc phục vụ giám sát, dự báo trên diện rộng. Dự báo khí tượng thủy văn hằng ngày trong điều kiện thời tiết bình thường có độ tin cậy đạt 80-85%.

Dự báo đủ độ tin cậy quỹ đạo và cường độ áp thấp nhiệt đới trước 2-3 ngày, tăng thời hạn cảnh báo quỹ đạo và cường độ bão trước 3-5 ngày.

Dự báo, cảnh báo lũ đủ độ tin cậy đối với các hệ thống sông lớn ở Bắc Bộ trước 2-3 ngày, ở Trung Bộ trước 1-2 ngày, ở Nam Bộ trước 10 ngày; tăng chất lượng dự báo định lượng mưa lớn trước 2-3 ngày lên thêm 5-10% so với năm 2020.

- Trân trọng cảm ơn ông!

Ngày Khí tượng Thế giới ra đời vào ngày 23.3.1950, kể từ khi Công ước thành lập Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) có hiệu lực.

(Theo LĐO)

Các tin khác
Tổ chức Khí tượng Thế giới xác nhận năm 2023 là năm nóng nhất từng được ghi nhận.

Liên hợp quốc (LHQ) cảnh báo hành tinh "trên bờ vực" sau thập kỷ nóng nhất được ghi nhận.

Ảnh minh họa.

Từ đêm nay và ngày mai (19/3), Yên Bái có mưa rào và dông rải rác (cục bộ mưa vừa mưa to), trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh; trời chuyển rét về đêm và sáng, vùng cao đêm và sáng rét đậm. Nhiệt độ thấp nhất phổ biến từ 15-17°C (vùng cao 13- 15°C).

Vụ sạt lở hồi tháng 10/2023 tại Hà Tĩnh. (Ảnh: minh họa)

Các cơ quan thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ lập bản đồ cảnh báo nguy cơ sạt lở, lũ quét tỷ lệ 1:10.000 hoặc lớn hơn cho 150 xã miền núi trong hai năm tới.

Nhân dân xã Bản Công giúp 2 hộ gia đình xã Bản Công bị ảnh hưởng giông lốc sáng 4/3/2024 vừa qua. (Ảnh: Fanpage Trạm Tấu mến yêu)

Chiều và đêm nay (7/3), không khí lạnh tiếp tục ảnh hưởng đến các nơi khác ở phía Tây Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời rét. Trong đợt không khí lạnh này nhiệt độ thấp nhất ở Bắc Bộ phổ biến từ 15-18 độ C, khu vực vùng núi từ 12-15 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 10 độ. Yên Bái nằm sâu trong khối không khí lạnh này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục