Yên Bái: Năm 2023, thiên tai gây thiệt hại khoảng 420 tỷ đồng

  • Cập nhật: Thứ sáu, 12/4/2024 | 5:03:56 PM

YênBái - Chiều 12/4, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024.

Đồng chí Nguyễn Thế Phước – Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh kết luận Hội nghị.
Đồng chí Nguyễn Thế Phước – Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh kết luận Hội nghị.

Đồng chí Nguyễn Thế Phước - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh chủ trì Hội nghị.

Theo báo cáo của Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh, trong năm 2023, trên địa bàn tỉnh Yên Bái xảy ra 16 đợt thiên tai làm 8 người chết, 1 người bị thương, gây hư hỏng 1.612 căn nhà, thiệt hại 2.301 ha sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp, trên 4.641 con gia súc, gia cầm bị chết. Thiên tai cũng làm hư hỏng 7 điểm trường, 10 công trình văn hóa, y tế, 169 công trình thủy lợi, 5 công trình nước sạch nông thôn, 60.000 m3 tại 225 vị trí sạt lở taluy dương, 475m tại 22 vị trí sạt lở taluy âm nền mặt đường, 3.500m hộ lan và công trình thoát nước tại quốc lộ 32, trên 95.000 m3 đất đá bị sạt lở tuyến đường dẫn đến trung tâm các xã, 4 cầu bị cuốn trôi, hư hỏng. 

Các nhà máy thuỷ điện: Hồ Bốn, Mường Kim, Ma Lừ Thàng bị sạt lở, bồi lấp bùn đất, ngừng vận hành; 132 cột điện bị gẫy, đổ và có nguy cơ sạt lở, 12.500m dây điện bị đứt; 51 trạm di động BTS bị mất liên lạc và thiệt hại tài sản khác,... Ước tính thiệt hại khoảng 420 tỷ đồng. 

Mặc dù thiên tai diễn biến phức tạp, song UBND tỉnh, Ban Chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh đã thường xuyên, kịp thời ban hành công điện, văn bản chỉ đạo các địa phương và nhân dân trong tỉnh trước, trong và sau mỗi đợt thiên tai để có các giải pháp phù hợp, ứng phó với những tác động ảnh hưởng của thiên tai, thời tiết cực đoan. 

Ban Chỉ huy PCTT-TKCN các địa phương cũng làm tốt công tác thông báo, dự báo, cảnh báo các diễn biến bất thường, cũng như các nguy cơ có thể xảy ra do ảnh hưởng của thiên tai, đặc biệt là loại hình lũ ống, lũ quét và sạt lở đất; thực hiện tốt phương châm "4 tại chỗ”, trong đó huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, bao gồm cấp ủy, chính quyền, đoàn thể, lực lượng vũ trang, các doanh nghiệp và nhân dân cùng khắc phục hậu quả thiên tai. 

Tại Hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận, trong đó tập trung vào đánh giá công tác chỉ đạo thực hiện đảm bảo nơi ở an toàn cho người dân trước, trong và sau thiên tai; kinh nghiệm phòng chống một số loại hình thiên tai (lũ quét, sạt lở đất, dông lốc); công tác kiện toàn, tập huấn cho lực lượng xung kích PCTT tại cơ sở; công tác đảm bảo an toàn giao thông, triển khai thu nộp Quỹ PCTT...

Kết luận Hội nghị, đồng chí Nguyễn Thế Phước đề nghị các cấp, các ngành trong tỉnh tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Luật PCTT, Luật Đê điều, thành lập, kiện toàn tổ chức, bộ máy Ban Chỉ huy PCTT-TKCN các cấp từ tỉnh đến xã theo quy định; tổ chức tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm về công tác chỉ đạo, điều hành phòng, chống, ứng phó thiên tai, TKCN năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024; phát huy những ưu điểm, đồng thời làm rõ nguyên nhân những mặt còn hạn chế, yếu kém để có biện pháp chấn chỉnh, khắc phục; chú trọng nâng cao năng lực điều hành, chỉ huy, thực hiện các biện pháp phòng, chống, ứng phó thiên tai ngay tại cơ sở, nhất là các địa bàn xung yếu. 

Đồng chí đề nghị thành viên Ban Chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh thường xuyên chỉ đạo, lập đoàn kiểm tra, đôn đốc và hướng dẫn các sở, ban, ngành và các huyện, thị xã, thành phố rà soát, bổ sung và chủ động thực hiện tốt kế hoạch, phương án PCTT năm 2024; thực hiện hiệu quả các chính sách pháp luật về PCTT nhất là Chỉ thị 42 của Ban Bí thư, Nghị quyết số 76 của Chính phủ về công tác PCTT; triển khai thực hiện tập huấn nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng.  

UBND  các huyện, thị xã, thành phố khẩn trương rà soát công tác khắc phục hậu quả do ảnh hưởng thiên tai năm 2023, phải hoàn thành trước mùa mưa bão năm 2024, đặc biệt là các công trình giao thông, thủy lợi và công trình cơ sở hạ tầng khác; thực hiện tốt chỉ đạo của tỉnh về công tác PCTT, phối hợp với các ngành chức năng trong tỉnh, tiếp tục quán triệt và tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện phương châm "4 tại chỗ" đối với các vùng xảy ra thiên tai trên địa bàn. 

Thực hiện tốt công tác dự báo, cảnh báo để có phương án chủ động di dời người và tài sản đến nơi an toàn; chuẩn bị đầy đủ các loại vật tư, phương tiện để sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ cứu hộ người, tài sản và công trình khi có sự cố xảy ra. Khẩn trương tổ chức các đoàn kiểm tra cấp xã về công tác PCTT năm 2024, rà soát các khu vực có nguy cơ cao về sạt lở đất, lũ ống, lũ quét các khu vực ven sông, suối và tuyên truyền, vận động những hộ dân chủ động di dời ra khỏi vùng nguy hiểm theo phương án được duyệt. Đẩy mạnh công tác thông tin truyền thông, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin về dự báo thiên tai đến từng người dân trong vùng bị ảnh hưởng, tập trung tuyên truyền phổ biến kiến thức, kỹ năng ứng phó các tình huống thiên tai, các sự cố.…

Đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đã giao nhiệm vụ cho các ngành thành viên Ban Chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh theo chức năng nhiệm vụ được giao tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra trong năm 2024.

Văn Thông

Tags Yên Bái phòng chống thiên tai tìm kiếm cứu nạn phương châm "4 tại chỗ”

Các tin khác
Tâm chấn trận động đất chiều nay ở Tuyên Quang. (Ảnh: TPO)

Chiều 27/4, Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý Địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) thông tin về trận động đất có độ lớn 4.0 đã xảy ra tại huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang.

Ảnh minh họa

Những ngày nghỉ lễ 30/4 và 1/5, đáng lưu ý nhất vẫn là tình trạng nắng nóng. Đặc biệt, từ nay cho đến tháng 6, Bắc Bộ xuất hiện các hiện tượng dông mạnh kèm lốc, sét, mưa đá, có khả năng xuất hiện nhiều nhất trong năm.

Một dòng chảy trên địa bàn thị xã Nghĩa Lộ cạn trơ đáy do lâu ngày không có mưa và việc duy trì dòng chảy tối thiểu của các nhà máy thủy điện không đảm bảo

Trong thời gian qua, do thời tiết khô hanh kéo dài, lượng mưa ít dẫn đến mực nước nhiều sông, suối và hồ, đập trên địa bàn tỉnh Yên Bái, trong đó có thị xã Nghĩa Lộ xuống thấp gây khó khăn trong việc dẫn nước phục vụ dân sinh và sản xuất nông nghiệp. Một số xã, phường của thị xã đã xảy ra tình trạng hạn hán, thiếu nước.

Ảnh minh họa.

Tối 25/4, Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai ban hành Công văn số 154/VPTT đề nghị Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường bảo đảm an toàn về người trong hoạt động giao thông thủy trong mùa mưa bão.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục