Yên Bình thực hiện “4 tại chỗ” trong phòng, chống thiên tai

  • Cập nhật: Thứ hai, 15/7/2024 | 4:13:51 PM

YênBái - Trước diễn biến phức tạp của thời tiết hiện nay, huyện Yên Bình đã tập trung chỉ đạo các cơ quan đơn vị, địa phương từ huyện đến cơ sở thực hiện đồng bộ các giải pháp, với phương châm “4 tại chỗ” chủ động phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn (PCTT - TKCN) nhằm giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản khi có thiên tai xảy ra.

Lãnh đạo xã Hán Đà kiểm tra các hồ đập để đảm bảo an toàn trong công tác phòng, chống thiên tai.
Lãnh đạo xã Hán Đà kiểm tra các hồ đập để đảm bảo an toàn trong công tác phòng, chống thiên tai.

Xã Hán Đà là địa phương có tới 13 công trình thủy lợi lớn, nhỏ, nhiều nhà dân nằm trong nguy cơ sạt lở taluy và ngập úng. Nhận thức được mối nguy hiểm và mức độ thiệt hại do các đợt mưa to, bão lốc và sạt lở đất gây ra, cấp ủy, chính quyền xã thường xuyên đẩy mạnh tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của người dân trong công tác PCTT.

Ông Phạm Minh Quý - Phó Chủ tịch UBND xã Hán Đà cho hay, với phương châm "Chủ động phòng tránh, đối phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và có hiệu quả”, hàng năm, xã đã kiện toàn ban chỉ huy, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên trong ban chỉ đạo phụ trách các thôn, xây dựng kế hoạch, lập phương án phù hợp với tình hình cụ thể của từng thôn, duy trì nghiêm chế độ trực trong các tháng cao điểm mùa mưa lũ. 

Thường xuyên theo dõi diễn biến thời tiết để có phương án cảnh báo tới người dân; tổ chức nạo vét kênh mương, khơi thông dòng chảy vừa đảm bảo nước tưới tiêu và an toàn hồ đập. Đồng thời chuẩn bị đầy đủ vật tư, phương tiện, trang thiết bị, hệ thống thông tin, nhu yếu phẩm cho hoạt động ứng cứu. Đặc biệt, khi nhận định nguy hiểm, tình huống cấp bách thì phải kiên quyết di chuyển dân khỏi khu vực nguy hiểm đến nơi an toàn. 

Từ thực tiễn công tác ứng phó, khắc phục hậu quả do lũ quét, sạt lở đất và các tình huống thiên tai gây ra trong những năm qua, bước vào mùa mưa bão năm 2024, Ban Chỉ huy PCTT - TKCN huyện Yên Bình xác định công tác chỉ huy điều hành phải quyết liệt, khẩn trương; phát huy cao độ tinh thần trách nhiệm của từng cán bộ lãnh đạo từ huyện đến cơ sở; phát huy tinh thần đoàn kết của nhân dân, huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị để cùng triển khai ứng phó. 

Nâng cao công tác dự báo, cảnh báo và tổ chức gần 30 lớp tập huấn tại tất cả các xã thị trấn tuyên truyền, phổ biến kiến thức về lũ quét, sạt lở đất và cách phòng tránh cho các cấp chính quyền và người dân nhằm cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin phục vụ công tác chỉ huy, điều hành và nâng cao nhận thức của cán bộ và nhân dân, chủ động phòng tránh, đối phó hiệu quả với thiên tai. 

Ông Lương Tuấn Ngà ở thôn Hương Lý, xã Đại Đồng chia sẻ: "Thông qua các phương tiện truyền thanh và các cuộc họp thôn, chúng tôi được trang bị những kiến thức về phòng, chống về lũ quét, sạt lở đất nên tuyệt đối không chủ quan, lơ là khi có thiên tai, bão lũ xả ra”.

Xác định công tác PCTT - TKCN là nhiệm vụ trọng tâm song hành với phát triển kinh tế - xã hội, hàng năm, Ban chỉ huy PCTT- TKCN huyện đã được kiện toàn, tăng cường chỉ đạo các thành viên thường xuyên bám sát địa bàn các xã, thị trấn để đôn đốc cơ sở chủ động triển khai và thực hiện tốt công tác PCTT theo phương châm "4 tại chỗ” (lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, hậu cần tại chỗ và chỉ huy tại chỗ).

Nhờ chủ động ứng phó nên thời gian qua trên địa bàn huyện Yên Bình đã giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại do lũ quét, sạt lở đất gây ra. Từ đầu năm 2024 đến nay, trên địa bàn huyện Yên Bình xảy ra 3 đợt mưa bão làm 15 nhà bị tốc mái, gẫy đổ hơn 2,8 ha lúa, 15,74 ha ngô, 2,5 ha keo, chìm 5 lồng nuôi cá khoảng 1.000 kg; làm chết khoảng 50 con dê, 300 m đường tại khu vực trung tâm xã Thịnh Hưng bị ngập úng... Ước tổng thiệt hại hàng trăm triệu đồng. 

Đồng chí Phạm Thành Đạt - Phó trưởng Phòng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn huyện Yên Bình cho biết: Với phương châm phòng là chính nên công tác chuẩn bị ứng phó với lũ quét, sạt lở đất là khâu hết sức quan trọng. Trong đó, huyện Yên Bình chú trọng đến việc rà soát, bổ sung, hoàn thiện phương án sơ tán dân sinh sống ở khu vực có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất phải cụ thể, chi tiết đến từng thôn, bản, đảm bảo khả thi, phù hợp với thực tế. Khi thiên tai xảy ra, việc thực hiện phương châm "4 tại chỗ", đặc biệt là lực lượng xung kích tại chỗ và cơ chế vận hành thống nhất, chỉ huy thống nhất của cấp cơ sở đóng vai trò hết sức quan trọng. 
      
Là huyện có địa bàn rộng lại bị chia cắt bởi hồ Thác Bà, địa hình nhiều đồi núi, sông, suối nên huyện Yên Bình nằm trong vùng có nguy cơ cao về sạt lở taluy, lũ ống, lũ quét và ngập úng. Theo rà soát, hiện nay trên địa bàn huyện có 4 khu vực có nguy cơ ngập lụt, 13 khu vực có nguy cơ lũ ống, lũ quét, 22 vùng có nguy cơ sạt lở đất đá tập trung ở các xã: Tân Nguyên, Phúc An, Hán Đà, Đại Đồng, Phú Thịnh, Bạch Hà, Vũ Linh, Phúc An, Xuân Long… Toàn huyện vẫn còn trên 600 hộ nằm trong khu vực nguy hiểm có nguy cơ sạt lở đất đá, lũ ống, lũ quét.
 
Trước thực trạng trên và để đảm bảo an toàn về người và tài sản khi thiên tai, bão lũ có thể xảy ra, cấp ủy chính quyền, các địa phương đơn vị trên địa bàn huyện Yên Bình đã chủ động thực hiện tốt phương châm "4 tại chỗ” trong công tác PCTT - TKCN. Cùng với việc nâng cao ý thức của người dân sẽ giảm thiểu tối đa những thiệt hại về người và tài sản do thiên tai gây ra, góp phần ổn định sản xuất, đời sống, phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện.

Đức Toàn

Tags Yên Bình 4 tại chỗ thiên tai bão lũ tìm kiếm cứu nạn

Các tin khác
Dải hội tụ có khả năng mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông.

Từ 13-14/7, trên dải hội tụ nhiệt đới có khả năng hình thành vùng áp thấp (có khả năng mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới), ảnh hưởng trực tiếp đến khu vực Bắc và Giữa Biển Đông.

Những người hành hương đi bộ giữa thời tiết nắng nóng trong cuộc hành hương Hajj ở Mina, Saudi Arabia, ngày 18/6/2024.

Với việc nhiệt độ trung bình thế giới tháng 6 vừa qua đã phá kỷ lục cao nhất mọi thời đại, các nhà khí tượng học cho rằng, năm 2024 sẽ có thể trở thành năm nóng nhất lịch sử thế giới.

Nâng cao công tác dự báo ứng phó với diễn biến phức tạp của La Nina.

Mùa mưa bão năm 2024 được cơ quan khí tượng thủy văn quốc gia nhận định là diễn biến phức tạp, khó lường, không loại trừ khả năng xuất hiện những cơn bão mạnh trên Biển Đông có diễn biến nhanh và rất khó lường.

Trong sáng 7/7, khu vực các tỉnh trên tiếp tục có mưa với lượng mưa phổ biến từ 30-60mm, có nơi trên 80mm

Chiều tối và đêm 7/7, khu vực phía Tây Bắc Bộ, Hà Giang, Tuyên Quang có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to đến rất to với lượng mưa từ 15-30mm, cục bộ có nơi trên 80mm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục