Đến 6h ngày 12/9: Yên Bái thiệt hại khoảng 916 tỉ đồng do bão số 3

  • Cập nhật: Thứ năm, 12/9/2024 | 6:43:10 AM

YênBái - Đến 6h sáng 12/9, toàn tỉnh Yên Bái có 44 người chết và mất tích, thiệt hại 22.886 nhà ở, ngập nước 21.451 nhà; thiệt hại nặng về nông nghiệp, cơ sở hạ tầng... với tổng thiệt hại ước 916 tỉ đồng.

Khu vực sạt lở đất  nghiêm trọng tại  Km 2, đường Điện Biên, thành phố Yên Bái đang được tỉnh, thành phố tập trung chỉ đạo khắc phục.
Khu vực sạt lở đất nghiêm trọng tại Km 2, đường Điện Biên, thành phố Yên Bái đang được tỉnh, thành phố tập trung chỉ đạo khắc phục.

Thiệt hại ước 916 tỉ đồng

Theo báo cáo nhanh của Ban chỉ huy phòng chống thiên tai- Tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN) các huyện, thị xã, thành phố, đến 6h sáng 12/9, toàn tỉnh Yên Bái đã có 44 người chết và mất tích, trong đó: chết do sạt lở đất: 40 người (thành phố Yên Bái 20 người; Trấn Yên 1 người; Lục Yên 13 người; Văn Chấn 1 người; Văn Yên 5 người); chết do ngập lũ: 02 (Trấn Yên 01người; TP Yên Bái 01 người); mất tích: 2 người (Lục Yên 1 người, Văn Yên 1 người). Bị thương là 24 người (thành phố Yên Bái 5 người; Lục Yên 9 người; Văn Yên 9 người: Yên Bình 1 người).

Thiệt hại 22.886 nhà ở, trong đó: sập đổ hoàn toàn 128 nhà. hư hỏng nặng75 nhà; di dời khẩn cấp  27 nhà; bị sạt lở, taluy ảnh hưởng 874 nhà, còn lại là tốc mái.  Nhà bị ngập nước: 21.451 nhà.

Toàn tỉnh đã di dời người và tài sản để đảm bảo an toàn với 12.391 hộ (Trấn Yên 4.317 hộ; Trạm Tấu 206 hộ; Nghĩa Lộ 194 hộ; Lục Yên 2.027 hộ; Yên Bình 3.794 hộ; Văn Yên 1.787 hộ; Mù Cang Chải 66 nhà).

Thiệt hại về nông nghiệp: Tổng diện tích cây trồng bị thiệt hại, ảnh hưởng: 4.829 ha, trong đó: lúa  2.924 ha; ngô, rau màu 942 ha, cây công nghiệ (cây dâu)  876 ha; cây lâm nghiệp 86 ha. Chết trên 11.200 con gia cầm, gia súc. Diện tích nuôi cá truyền thống bị lũ tràn qua và vỡ bờ là 199,88 ha và một số thiệt hại khác.

Thiệt hại về cơ sở hạ tầng giao thông
 
Về đường quốc lộ: tuyến quốc lộ 32 sạt lở taluy dương 165 điểm sạt, khối lượng 18.271 m3; Quốc lộ 37 là 10 vị trí. 

Các tuyến quốc lộ 32C, 2D  ngập úng cục bộ nhiều vị trí, nước ngập giảm dần song phụ thuộc vào mức nước rút của sông, hồ.

Các đường tỉnh: Yên Bái - Khe Sang; An Bình - Lâm Giang, Mậu A - Tân Nguyên (ĐT 165), Yên Thế - Vĩnh Kiên (ĐT.170), Khánh Hoà -Minh Xuân (ĐT.171), Hợp Minh - Mỵ, Đại Lịch - Minh An, Văn Chấn - Trạm Tấu (ĐT.174), Mường La - Mù Cang Chải (ĐT.175B), Âu Cơ, Nguyễn Tất Thành, Minh Bảo - Đại Đồng, Sơn Thịnh - Suối Giàng đều có các vị trí sạt ta luy, thậm chí sụt lún, đứt gãy mặt đường.

Về thủy lợi, toàn tỉnh có 25 công trình thủy lợi  bị thiệt hại (08 công trình sập, gãy, bồi lấp kênh, 01 công trình trôi đường ống dẫn nước, 01 công trình  sạt mái hạ lưu đập, 15 công trình trạm bơm ngập nhà trạm và thiết bị điện). Kè bờ suối Thia sạt lở 40m và vẫn tiếp tục nguy cơ cao sạt lở đê, kè tại địa phận thôn Nậm To, xã Thạch Lương, thị xã Nghĩa Lộ.

Tràn và vỡ các tuyến đê trên địa bàn huyện Trấn Yên: vỡ các đê: Cát Vân, Đê ông Lộc, đê ông Thành thị trấn Cổ Phúc; đê Liên Hiệp xã Minh Quân; đê Hồng Thái xã Nga Quán (70m); đê Phú Thọ xã Việt Thành (60m);  tràn các đê: Cầu Đất thị trấn Cổ Phúc; Lan Đình xã Việt Thành.

Thiệt hại nhiều cơ sở vật chất của Trung tâm Y tế huyện Trạm Tấu và hiện đang khắc phục. 19 trạm y tế bị ngập.

Ngập lụt 21 trường (TP Yên Bái 17; huyện Lục Yên 03; huyện Văn Yên 01). Sạt ta luy, đổ tường rào, nứt công trình tại 57 trường, điểm trường. Ngày 11/9, toàn tỉnh có 409 trường từ mầm non đến phổ thông cho học sinh nghỉ học.

Nhiều thiệt hại khác về công trình thủy điện, thủy lợi, hạ tầng viễn thông; trong đó có sạt lở taluy âm chân cột ăngten phát sóng của Đài Phát thanh và Truyền hình Yên Bái với khối lượng khoảng 100 m3.

Ước thiệt hại khoảng 916 tỷ đồng.

Công tác lãnh đạo, chỉ đạo 

Ngay sau khi có thông tin về cơn bão số 3, Thường trực Tỉnh ủy Yên  Bái đã chỉ đạo Ủy ban nhân dân tỉnh tập trung thực hiện nghiêm công tác phòng, tránh thiên tai theo Công điện của Thủ tướng Chính phủ và Công điện của các bộ, ngành Trung ương (Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Công điện số 10/CĐUBND ngày 04/9/2024 về  khẩn trương triển khai công tác ứng phó bão số 3 năm 2024; Công điện số 11/CĐ-UBND ngày 07/9/2024 về tập trung ứng phó bão số 3 và mưa lũ sau bão và Công điện số 12/CĐ-UBND ngày 09/9/2024 về việc tập trung ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai do hoàn lưu bão số 3 gây ra trên địa bàn tỉnh Yên Bái). Đồng thời, Thường trực Tỉnh ủy ban hành văn bản chỉ đạo về việc tập trung ứng phó khẩn cấp bão số 3 năm 2024 (Công văn số 2083-CV/TU ngày 05/9/2024).

Ngày 05/9/2024, Ban chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 01/KH-BCH về tập trung ứng phó khẩn cấp bão số 3 năm 2024.

Ngày 06/9/2024, Ủy ban nhân dân tỉnh tiếp tục họp để kiểm tra công tác ứng phó với bão số 3 của các huyện, thị xã, thành hố.

Sáng ngày 07/9/2024, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành lập đoàn công tác đi kiểm tra công tác phòng chống thiên tai tại xã Hán Đà, xã Yên Thành, huyện Yên Bình.

Chiều ngày 07/9/2024, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Hoàng Trung cùng các đơn vị trực thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT đi kiểm tra công tác ứng phó bão số 3 trên địa bàn tỉnh.

Chiều ngày 08/9/2024, Đoàn công tác của Chính phủ do Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn làm trưởng đoàn đã đi kiểm tra công tác ứng phó và khắc phục mưa bão trên địa bàn tỉnh.

Sáng ngày 9/9, đồng ch Nguyễn Thế Phước, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cùng các sở ngành, kiểm tra công tác PCTT và TKCN tại thị trấn Thác Bà.

Chiều ngày 9/9, đồng chí Phó Bí thư Tỉnh uỷ , Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn kiểm tra tình hình ảnh hưởng mưa lũ do hoàn lưu bão số 3 tại huyện Yên Bình.

Chiều ngày 09/9/2024, đoàn công tác do đồng ch Nguyễn Thế Phước - Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân tỉnh kiểm tra công tác công tác ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai tại các xã trên địa bàn huyện Lục Yên (Vĩnh Lạc, Minh Tiến, Liễu Đô, Tân Lĩnh).

Chiều ngày 9/9, đoàn công tác của Bộ Tổng tham mưu - Bộ Quốc Phòng do Thượng tướng Huỳnh Chiến Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam làm trưởng đoàn, đã kiểm tra công tác phòng chống lụt bão tại huyện Yên Bình. Cùng đi có đồng chí Trung tướng Phạm Hồng Chương, Tư lệnh Quân khu 2.

Chiều ngày 10/9/2024, Đoàn công tác của Chính phủ do Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long làm trưởng đoàn đã đi kiểm tra công tác ứng phó và khắc phục mưa bão trên địa bàn tỉnh.

Tỉnh đã chỉ đạo các ngành chức năng (quân đội, công an, giao thông vận tải, xây dựng, nông nghiệp …) tăng cường lực lượng, phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương khắc phục hậu quả thiên tai, rà soát đánh giá thiệt hại, vệ sinh môi trường và hỗ trợ kịp thời giúp các hộ dân sớm ổn định cuộc sống.
 
Các địa phương đã chủ động, thành lập các đoàn công tác xuống địa bàn để chỉ đạo, rà soát các khu vực nguy cơ, triển khai các biện pháp phòng chống, ứng phó với thiên tai.

Công tác khắc phục thiệt hại

Toàn tỉnh đã huy động 30.835 người (bộ đội 1.031 người; công an 611 người; dân quân 2.689 người và lực lượng khác 26.504 người) để khắc hục hậu quả do thiên tai gây ra; huy động phương tiện của Công ty quản lý đường bộ và các doanh nghiệp đóng chân trên địa bàn (129 máy xúc, 14 máy ủi; 322 ô tô 322; 63 xuồng máy; 24 thuyền máy; 11 thuyền nan; 38 máy phát điện; 168 máy cưa xăng….) tập trung hót đất, đá sạt lở để đảm bảo thông các tuyến đường và hót đất đá bồi lấp, vệ sinh môi trường.
 
Về tìm kiếm nạn nhân bị chết do sạt lở đất: Ngay sau khi xảy ra sự việc, UBND các huyện, thành phố đã chỉ đạo các lực lượng Công an, quân sự phối hợp với Ủy ban nhân dân các xã, phường bị sạt lở, thiệt hại về người huy động lực lượng, phương tiện xuống hiện trường thực hiện công tác tìm kiếm nạn nhân, đưa nạn nhân bị thương đi cấp cứu, đồng thời hỗ trợ gia đình di dời tạm thời người và tài sản ra khỏi khu vực sạt lở để đảm bảo an toàn, chủ động hỗ trợ kinh phí cho gia đình có người bị chết 25.000.000 đồng/người; gia đình có người bị thương 5.000.000 đồng/người.

Công tác di dời các hộ bị ảnh hưởng và rà soát các hộ phải di dời: Đối với 128 nhà bị sập đổ hoàn toàn đã di dời và bố trí chỗ ở tạm thời 
về nhà người thân. Đối với 12.391 nhà phải di dời người và tài sản đã bố trí chỗ ở tạm thời cho các hộ gia đình tại các nhà văn hóa, trụ sở ủy ban nhân dân xã và xen ghép vào các hộ gia đình không bị ảnh hưởng. 

Đối với 21.451 hộ bị ngập nhà, đã di dời 59.536 người để đảm bảo an toàn bằng hình thức xen ghép vào nhà người thân và các hộ gia đình không bị ảnh hưởng.

Công tác đảm bảo an sinh xã hội

Toàn tỉnh đã tổ chức, bố trí lực lượng y, bác sỹ và chuẩn bị thuốc men để khám và chữa bệnh cho nhân dân nơi sơ tán và tại chỗ. Bố trí nơi ăn, ở tạm thời và cung cấp những vật dụng thiết yếu cho các hộ dân bị thiệt hại ổn định cuộc sống. Tiếp tục rà soát, tìm kiếm quỹ đất để bố trí làm nơi ở mới cho các hộ dân có nhà bị lũ cuốn trôi, sập hoàn toàn; nhà phải di dời khẩn cấp .

Riêng thành phố Yên Bái đã triển khai mua lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm thiết yếu, đồng thời tiếp nhận nhu yếu phẩm từ các đơn vị, tổ chức, cá nhân (MTTQ, hội chữ thập đỏ, đoàn thanh niên, hội phụ nữ, các doanh nghiệp, hộ kinh doanh và các tổ chức, nhà hảo tâm trong và ngoài tỉnh…) để cấp phát, hỗ trợ cho các xã, phường cứu trợ cho các hộ dân trong vùng ngập lụt.

Công tác thông tin liên lạc

Sở Thông tin và Truyền thông đã chỉ đạo các đơn vị viễn thông trên địa bàn toàn tỉnh đảm bảo thông tiên liên lạc không bị gián đoạn để phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành ứng phó với bão số 3.
 
Công tác tiếp nhận tiền, hàng hóa ủng hộ

Tính đến 18h00’ ngày 11/9/2024, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Yên Bái- Ban vận động cứu trợ tỉnh Yên Bái đã tiếp nhận kinh phí ủng hộ và 
đăng ký ủng hộ của 32 tập thể và cá nhân với số tiền 19.543.400.000;  hỗ trợ bằng hiện vật của 56 đoàn, gồm đồ ăn, vật dụng thiết yếu, xuồng cứu hộ.... Đã chuyển đi các huyện 45 xe cứu trợ hàng (thành phố Yên Bái 10 xe; huyện Văn Yên 12 xe; huyện Yên Bình12xe; huyện Lục Yên 07 xe; huyện Trấn Yên 4xe).

Nhiệm vụ trong thời gian tới

Tập trung vào việc cứu hộ, cứu nạn, tìm kiếm người mất tích, di dời người dân ra khỏi khu vực an toàn và chưa cho phép các hộ dân đã di dời ra khỏi vùng nguy hiểm trở về nhà khi chưa đảm bảo an toàn.

Tiếp tục hỗ trợ khẩn cấp an sinh xã hội, hỗ trợ nhà ở, quan tâm chăm lo hậu sự cho những người bị thiệt hại do thiên tai, chăm sóc y tế cho người bị thương; tiếp tục thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ cho các đối tượng người yếu thế, người bị ảnh hưởng do thiên tai, quan tâm thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội; điều phối khoa học, hợp lý các nguồn lực hỗ trợ cho người dân.

Khẩn trương thực hiện công tác đảm bảo giao thông, thông tin liên lạc để thực hiện tốt công tác chỉ đạo đi u hành, cứu hộ; đảm bảo cung cấp các dịch vụ phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân như: điện, nước, xăng dầu và thông tin liên lạc; hót dọn sụt sạt, vệ sinh môi trường, hòng chống dịch bệnh, đảm bảo nước sinh hoạt, nhất là tại những nơi công cộng như trường học, trạm y tế… 

Tổ chức khắc phục các công trình giao thông đảm bảo thông suốt, các công trình thủy lợi đảm bảo cho sản xuất, các công trình điện, nước sạch đảm bảo đời sống nhân dân; thực hiện các biện pháp khắc phục sản xuất các diện tích đất sản xuất nông nghiệp bị ảnh hưởng.

Triển khai ngay chính sách hỗ trợ nhà ở, đất tái định cư cho người dân; kiểm tra hiện trạng các ngôi nhà bị sụt sạt để đảm bảo an toàn cho người dân trước khi quay trở lại nhà. Khôi phục lại cơ sở hạ tầng, đảm bảo giao thông bước 1, các công trình thủy lợi, công trình nước sạch, công trình thoát nước, nhất là những nơi bị ngập lụt, hạ tầng đô thị.

Thực hiện việc hỗ trợ khôi phục sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản để chuyển đổi cây trồng cho phù hợp ; tập trung đảm bảo an ninh, an toàn, an dân, hỗ trợ an sinh xã hội; sớm đưa cuộc sống trở lại bình thường cho người dân trong thời gian nhanh nhất.
 
Thực hiện tốt công tác thông tin, tuyên truyền về công tác chỉ đạo khắc phục thiên tai của tỉnh, đảm bảo thông tin, tuyên truyền 2 chiều.
 
Huy động tối đa các lực lượng như: quân đội, công an, thanh niên, lực lượng giáo viên…; huy động máy móc, phương tiện của các doanh nghiệp và từ người dân tham gia khắc phục hậu quả thiên tai.

Thống kê toàn bộ thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra chính xác, đề xuất và tổ chức thực hiện các giải pháp khắc phục. 

Tăng cường công tác nắm tình hình, đảm bảo giữ vững an ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn, chủ động giải quyết kịp thời, dứt điểm những phát sinh ngay từ cơ sở. Làm tốt công tác thông tin liên lạc phục vụ tìm kiếm cứu nạn.

YBĐT


Tags Yên Bái thiệt hại bão số 3

Các tin khác

Tối 11/9, đồng chí Đỗ Đức Duy - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và đồng chí Trần Huy Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái chủ trì cuộc họp Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai -Tìm kiếm cứu nạn tỉnh để đánh giá công tác khắc phục hậu quả thiên tai đến thời điểm này và bàn các giải pháp triển khai nhiệm vụ khắc phục hậu quả trong thời gian tiếp theo.

Chiều tối nay - 11/9, đồng chí Nguyễn Thế Phước - Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đã tiếp cận được xã Minh Chuẩn - địa phương bị cô lập của huyện Lục Yên để thăm hỏi, động viên, chia sẻ và chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả bão lũ.

Cứu hộ người dân vùng lũ

Chiều tối nay - 11/9, Sở Thông tin và Truyền thông - thành viên Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh đã phát đi thông cáo báo chí số 01 về tình hình chỉ đạo, khắc phục thiệt hại do bão số 3 trên địa bàn tỉnh Yên Bái. Báo Yên Bái gửi tới bạn đọc toàn văn thông cáo.

Đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thế Phước phát biểu chủ trì hội nghị.

Thực hiện sự chỉ đạo của Tỉnh ủy về việc thành lập đoàn công tác của tỉnh chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả bão lũ, trưa 11/9, Tổ công tác số 3 của tỉnh do đồng chí Nguyễn Thế Phước - Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh làm Tổ trưởng chủ trì cuộc họp chỉ đạo công tác ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai, mưa lũ tại huyện Lục Yên.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục