Năm 2024 chính thức trở thành năm nóng nhất lịch sử vượt ngưỡng 1,5 độ C

  • Cập nhật: Thứ ba, 10/12/2024 | 2:24:27 PM

Để ngăn cho Trái đất nóng lên và chống biến đổi khí hậu các chính phủ đã đồng loạt cam kết giảm phát thải carbon xuống mức ròng bằng 0, thế nhưng lượng khí thải carbon toàn cầu vẫn đạt mức cao kỷ lục trong năm 2024 này.

Nhiệt độ Trái đất năm 2024 trở thành năm nóng nhất lịch sử. Ảnh: San Diego Today.
Nhiệt độ Trái đất năm 2024 trở thành năm nóng nhất lịch sử. Ảnh: San Diego Today.

Các nhà khoa học của Liên minh châu Âu (European Union - EU) cho biết, năm 2024 sẽ trở thành năm nóng nhất lịch sử. Theo dự kiến, nhiệt độ toàn cầu tăng cao đột biến sẽ kéo dài ít nhất đến những tháng đầu năm 2025.

Theo dữ liệu do Cơ quan Biến đổi Khí hậu Copernicus (Copernicus Climate Change Service - C3S) công bố ngày 9/12 vừa qua, trong thời điểm từ tháng 1 - 11/ 2024, nhiệt độ trung bình của Trái đất đã vượt quá 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp 1850 - 1900. Trong khi đó, nhiệt độ trung bình Trái đất trong năm 2023 vượt quá 1,18 độ C. Với mức vượt 1,5 độ C, năm 2024 đã phá vỡ kỷ lục của năm 2023 và trở thành năm nóng nhất trong lịch sử kể từ khi số liệu chính thức được ghi chép từ năm 1940 đến nay. Tháng 11/ 2024 vừa qua được xếp hạng là tháng 11 nóng thứ hai chỉ đứng sau kỷ lục tháng 11/ 2023.

Trong năm 2024, khí hậu khắc nghiệt đã gây ra nhiều tổn thất về tài sản, con người đồng thời làm trầm trọng thêm các vấn đề về kinh tế, xã hội trên khắp các châu lục. Các quốc gia Nam Mỹ bị mất mùa màng, ảnh hưởng tới giao thông, sản xuất do nạn hạn hán nặng nề; các đợt nắng nóng gay gắt khiến hàng nghìn người thiệt mạng ở Mexico, Mali, Ả Rập và khu vực Nam Á hay những cơn bão thảm khốc ở Đông Nam Á và Mỹ đã gây ra những thiệt hại lớn về con người và tài sản.

Các nhà nghiên cứu khoa học đã tìm ra các bằng chứng cho thấy các thảm họa thiên tai này đều xuất phát từ biến đổi khí hậu do con người gây ra. Julien Nicolas - Nhà nghiên cứu khí hậu của C3S cho biết, khí thải carbon từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch là nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu. Bất chấp những cam kết của các chính phủ từ trước đó, lượng khí thải carbon toàn cầu vẫn ở mức cao chót vót trong năm 2024.

Hiện các nhà khoa học cũng đang theo dõi xem hiện tượng thời tiết La Nina có chính thức hình thành vào năm 2025 hay không. Nếu La Nina xuất hiện, Trái đất cũng sẽ hạ nhiệt trong thời gian ngắn do đây là kiểu thời tiết khiến cho bề mặt đại dương lạnh lên, trái ngược với kiểu thời tiết El Nino xuất hiện trong năm 2023 và 2024. Được biết, hiện tại Trái đất đang ở pha trung tính ENSO giao thoa giữa 2 pha nóng El Nino và lạnh La Nina.

Friederike Otto, Giảng viên cao cấp về khí hậu tại trường Cao đẳng Imperial College London, Anh Quốc khuyến cáo, mặc dù La Nina xuất hiện vào năm 2025 có thể làm nhiệt độ Trái đất mát lên một chút so với năm 2024 nhung điều đó không có nghĩa là nhiệt độ Trái đất có thể quay trở lại ngưỡng an toàn mà vẫn tăng theo thời gian. Nhân loại sẽ phải hứng chịu những biến đổi dữ dội của khí hậu bao gồm các đợt nắng nóng gay gắt, hạn hán, cháy rừng và bão lũ.

(Theo Kinh tế môi trường)

Các tin khác
Yêu cầu các tỉnh, thành phố miền Trung và Nam Trung Bộ ứng phó với mưa lớn

Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn yêu cầu các tỉnh, thành phố và các bộ, ngành chủ động ứng phó với diễn biến của mưa lớn, nguy cơ lũ quét, sạt lở đất, lũ, ngập lụt.

Do ảnh hưởng của khối không khí lạnh mới, từ 13/12, nền nhiệt ở miền Bắc và Bắc Trung Bộ sẽ giảm.

Hôm nay (9/12) và 3 ngày tới, trời miền Bắc sẽ đỡ rét. Tuy nhiên trong tuần này, theo dự báo, một đợt không khí lạnh khác sẽ tăng cường xuống nước ta.

Nguy cơ cao xảy ra khô hạn cục bộ hoặc diện rộng trong các tháng mùa khô.

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 128/CĐ-TTg ngày 8/12/2024 yêu cầu các Bộ ngành, địa phương chủ động phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn.

Ngày 6/12, Bộ Tài chính cho biết, theo báo cáo của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ và nhân thọ, số tiền các doanh nghiệp này đã tạm ứng bồi thường là 471 tỷ đồng sau bão Yagi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục