Đường về thức dậy những vùng quê

  • Cập nhật: Chủ nhật, 10/2/2008 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Từ phong trào làm đường giao thông nông thôn, miền núi mà mạch máu giao thông lan tỏa khắp các vùng quê Yên Bái. Đến nay, 100% số xã trong tỉnh đã có đường đến trung tâm xã. Nhiều xã vùng cao như Tân Phượng, Phan Thanh (Lục Yên); Tà Xi Láng, Túc Đán (Trạm Tấu); Chế Tạo, Nậm Khắt (Mù Cang Chải) Nậm Mười (Văn Chấn); Nà Hẩu (Văn Yên), những con đường gần đã nối các bản làng xa. Khó có thể diễn tả hết niềm vui của người Mông Nà Hẩu, Phong Dụ Thượng (Văn Yên), Chế Tạo, Nậm Khắt (Mù Cang Chải), người Dao Đại Sơn... mừng đón những con đường mới như thế nào. Khát khao ngàn đời đã thành hiện thực. Đường về, đánh thức các vùng quê.

Mùa xuân nữa lại về với bao niềm vui. Nhẹ bước trên những con đường  thơm mùi nhựa mới, nguyên màu đất đỏ, lòng ta lại nghĩ về những người thợ đường. Nhìn lại năm 2007 với bao nhiêu khó khăn về vốn, biến động của giá cả thị trường, thiên tai bão lụt... nhưng với sự cố gắng không biết mệt mỏi của toàn thể cán bộ công nhân viên chức, người lao động toàn ngành Giao thông vận tải (GTVT) Yên Bái mà những mạch máu giao thông vẫn thông suốt, mãi lan tỏa để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Nhớ tháng 10 - trời mưa như trút, dòng Nậm Thia, ngòi Lung lũ lên cao, người thợ đường căng sức dưới mưa lạnh giữ đường giữ cầu. Một năm với bao khó khăn do thiên tai, mưa lũ bất thường, và sự xuống cấp do tốc độ phát triển  ngày càng nhanh của các loại phương tiện giao thông nhưng quốc lộ 32C, 37, đường Khánh Hòa  - Minh Xuân,  đường Văn Chấn - Trạm Tấu, đường Đại Lịch - Minh An... luôn  đảm bảo êm thuận, giao thông thông suốt. Đây là kết quả của sự chỉ đạo chặt chẽ từ Sở GTVT đến các đơn vị quản lý đường bộ, các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công các hạng mục công trình, xử lý những điểm bị sạt lở, điểm cao su mặt đường, bằng  quản lý  tốt các nguồn vốn, đảm bảo chặt chẽ đúng quy định và có hiệu quả; là sự cố gắng của người thợ quản lý, bảo dưỡng đường giao thông, biết vượt qua mọi khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Trong năm, với tổng giá trị thực hiện trên 180 tỷ đồng, trong đó vốn xây dựng cơ bản ước thực hiện trên 25 tỷ đồng, vốn ODA 86.792 tỷ đồng, vốn xây dựng cơ bản địa phương là 68.769 tỷ đồng, nhiều tuyến đường, cây cầu trên địa bàn Yên Bái được sửa chữa, nâng cấp  và xây dựng mới. Đường Mậu A - Tân Nguyên nối Yên Bình với Văn Yên, đường Gia Hội - Phong Dụ Thượng nối Văn Chấn với Văn Yên...

Dù là một tỉnh miền núi, địa hình phức tạp, lại là một tỉnh còn nghèo, nhưng năm 2007 lại là một năm ghi nhận trong phát triển giao thông nông thôn miền núi. Nhờ sự phối hợp  chặt chẽ giữa ngành GTVT và các huyện thị, thành phố phát huy mọi nguồn lực, đặc biệt là sức dân... đã có 34 km đường giao thông nông thôn được mở mới, 140 km đường được nâng cấp, cải tạo, 20 cầu các loại được xây dựng... với tổng giá  trị thực hiện trên 142 tỷ đồng.

Từ phong trào làm đường giao thông nông thôn, miền núi mà mạch máu giao thông lan tỏa khắp các vùng quê. Đến nay, 100% số xã trong tỉnh đã có đường đến trung tâm xã. Nhiều xã vùng cao như Tân Phượng, Phan Thanh (Lục Yên); Tà Xi Láng, Túc Đán (Trạm Tấu); Chế Tạo, Nậm Khắt (Mù Cang Chải) Nậm Mười (Văn Chấn); Nà Hẩu (Văn Yên), những con đường gần đã nối các bản làng xa. Khó có thể diễn tả hết niềm vui của người Mông Nà Hẩu, Phong Dụ Thượng (Văn Yên), Chế Tạo, Nậm Khắt (Mù Cang Chải), người Dao Đại Sơn... mừng đón những con đường mới như thế nào. Khát khao ngàn đời đã thành hiện thực. Đường về, đánh thức các vùng quê.

Có đường, hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội như điện, đường, trường, trạm... được tiếp tục đầu tư dễ dàng hơn. Giao thông đi lại thuận tiện, các loại sản phẩm từ bàn tay lao động cần cù của người Thái, người Mông, người Tày... đã thành hàng hóa, đem về cuộc sống no ấm hơn cho bà con. Hơn thế, nhiều loại phương tiện cơ giới phục vụ sản xuất và sinh hoạt như: máy cày, máy bừa, xe ô tô  đặc biệt là phương tiện mô tô, xe máy được mua sắm, trở thành phương tiện hữu dụng của nhiều gia đình đồng bào dân tộc, làm giảm bớt những khó khăn vất vả đồng thời tăng năng suất, hiệu quả lao động của người dân.

Hệ thống cơ sở hạ tầng dần  hoàn thiện. Các loại phương tiện vận tải cũng được phát triển mạnh mẽ. Nhiều tuyến vận tải nội tỉnh, từ Yên Bái đi Mù Cang Chải, đi Trạm Tấu và các tuyến ngoại tỉnh như: Hải Phòng, Quảng Ninh... được đưa vào khai thác nối miền ngược với miền xuôi, vùng cao với vùng thấp, đã đi về trong ngày.

Trên khắp nẻo đường xuân, đường vào nhà máy, về nông thôn, miền núi hay ngược vùng cao hôm nay nhộn nhịp người qua lại. Một mùa xuân mới nữa lại về với đất trời và những người thợ đường, năm mới đang lan tỏa đất trời  và từ những con đường, với một mùa xuân nhiều niềm vui trên những công trình mới. 

 Nguyễn Đình

Các tin khác
Một nhà dân ở huyện Văn Chấn bị tốc gần toàn bộ mái nhà trong trận lốc xoáy kèm mưa đá  rạng sáng ngày 28/3/2024 trên địa bàn tỉnh Yên Bái.

Chiều và đêm nay (17/4) đến sáng sớm mai( 18/4), các khu vực trong tỉnh Yên Bái có mưa rào rải rác và có nơi có dông, cục bộ có mưa to. Lượng mưa phổ biến 5-15mm, có nơi trên. Trong mưa dông đề phòng khả năng xảy ra lốc, sét mưa đá và gió giật mạnh.

Lũ ống gây thiệt hại nặng nề tại xã Khao Mang, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái. Ảnh tư liệu

Tuần lễ Quốc gia phòng, chống thiên tai năm 2024 có chủ đề “Hành động sớm- Chủ động trước thiên tai”. Việc đưa ra chủ đề này nhằm tăng cường thông tin truyền thông, nâng cao năng lực cộng đồng, nâng cao tinh thần, trách nhiệm của các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương trong công tác phòng, chống thiên tai; sẵn sàng phương án ứng phó với thiên tai năm 2024.

Ngày 16/4, tại huyện Yên Bình, Công ty Điện lực Yên Bái tổ chức diễn tập phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN), xử lý sự cố lưới điện, công nghệ thông tin - an toàn năm 2024 trên lưới điện 22kV do Điện lực Yên Bình quản lý vận hành.

Lũ ống gây thiệt hại nặng nề tại xã Khao Mang, huyện Mù Cang Chải. Ảnh tư liệu

Yên Bái là tỉnh miền núi chịu nhiều ảnh hưởng do thiên tai với diễn biến ngày càng phức tạp, khó lường, gây thiệt hại lớn về người và tài sản. Do vậy, nâng cao năng lực dự báo thiên tai và chuẩn bị lực lượng ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai luôn là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng đối với cấp ủy, chính quyền và người dân trên địa bàn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục