Chương trình 135 (giai đoạn II)ở Mù Cang Chải:

Đạt hiệu quả cao nhờ quản lý tốt nguồn vốn

  • Cập nhật: Thứ hai, 24/3/2008 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Sau khi các công trình thuộc Chương trình 135 giai đoạn I đầu tư nguồn lực tài chính để xây dựng các công trình: điện, đường, trường, trạm và chợ đã đem lại cuộc sống đổi thay đáng kể cho người dân Mù Cang Chải. Chương trình 135 giai đoạn II tiếp tục đầu tư theo 4 mục tiêu, là: hỗ trợ phát triển sản xuất; phát triển cơ sở hạ tầng; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ xã, thôn và cộng đồng; hỗ trợ các dịch vụ, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, trợ giúp pháp lý để nâng cao nhận thức pháp luật.

Chị Lý Thị Pàng ở bản Pa Pán Tẩn, xã La Pán Tẩn huyện Mù Cang Chải, thu hoạch cải bắp vụ đông.
Chị Lý Thị Pàng ở bản Pa Pán Tẩn, xã La Pán Tẩn huyện Mù Cang Chải, thu hoạch cải bắp vụ đông.

Huyện Mù Cang Chải có 13 xã và 1 thị trấn, trong đó có 13 xã thuộc những xã đặc biệt khó khăn, đồng bào Mông chiếm trên 95% dân số.

Sau khi các công trình thuộc Chương trình 135 giai đoạn I đầu tư nguồn lực tài chính để xây dựng các công trình: điện, đường, trường, trạm và chợ đã đem lại cuộc sống đổi thay đáng kể cho người dân nơi đây.  Chương trình 135 giai đoạn II tiếp tục đầu tư theo 4 mục tiêu, là: hỗ trợ phát triển sản xuất; phát triển cơ sở hạ tầng; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ xã, thôn và cộng đồng; hỗ trợ các dịch vụ, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, trợ giúp pháp lý để nâng cao nhận thức pháp luật.

 Thực hiện Quyết định 629/QĐ-UBND của UBND tỉnh Yên Bái về giao chỉ tiêu kế hoạch vốn năm 2007 cho huyện Mù Cang Chải với tổng số tiền trên 19 tỷ đồng bao gồm: 18 công trình dự án phát triển cơ sở hạ tầng; 14 mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất; 16 lớp tập huấn nâng cao năng lực cán bộ xã, thôn và cộng đồng và 3 hợp phần máy móc thiết bị. Qua một năm thực hiện, Chương trình 135 giai đoạn II đã không những làm thay đổi nhận thức cho cán bộ xã, nắm bắt được chủ trương đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước mà còn tích cực vận động nhân dân cùng tham gia thực hiện các dự án thuộc chương trình 135. Đặc biệt, là sự tham gia của người dân với các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất; mô hình nông nghiệp. Đây là dự án thiết thực nhất với đời sống hàng ngày và tăng thêm thu nhập cho người dân huyện Mù Cang Chải.

Trong quá trình triển khai chương trình 135, Kho bạc Nhà nước với chức năng nhiệm vụ quản lý quỹ ngân sách nhà nước, đã thực hiện tốt quản lý các nguồn vốn và đạt hiệu quả cao. Trong đó, Kho bạc Nhà nước huyện Mù Cang Chải đã thường xuyên phối hợp với chủ đầu tư không những quản lý tốt về mặt hồ sơ pháp lý của các dự án mà còn bám sát đến tận công trình và người dân được hưởng lợi để kiểm tra trực tiếp nhằm quản lý tốt nguồn vốn và đẩy nhanh tiến độ thực hiện của dự án.

Qua kiểm tra một số công trình, trong đó có dự án hỗ trợ phát triển mô hình sản xuất thâm canh rau tại xã La Pán Tẩn, khiến chúng tôi rất ngạc nhiên trước những thửa ruộng trước đây chỉ làm một vụ thì nay đã thay bằng màu xanh của cây rau vụ đông.

Chị Lý Thị Pàng - một trong những hội viên nông dân làm kinh tế giỏi của bản Pa Pán Tẩn cho biết: “Trước kia người dân nơi đây toàn nhờ vào thức ăn kiếm ở trong rừng. Từ khi có Chương trình 135, cán bộ huyện còn đến tận bản làm những ruộng rau đã cho nhiều cái bắp và hướng dẫn cho chúng tôi. Bây giờ, trong bản nhiều gia đình đã biết làm và rau tốt lắm. Cán bộ nhìn xem cái rau to không?”. Tôi hỏi, thế nhiều rau thì gia đình nhà chị ăn làm sao hết, có đem bán không? Chị tươi cười nói: “Trước kia mọi người trong bản trồng chỉ để ăn thôi, không ai mang đi bán vì họ ngại lắm, nhưng nay nhiều gia đình còn đem tận xuống chợ huyện để bán. Nhờ có đường xá mà nhiều người ở dưới huyện và còn cả ở tận Nghĩa Lộ đem ô tô lên đây mua về dưới đó. Mỗi cân cải bắp khoảng 3.000 đồng như nhà tôi có ba thửa ruộng vụ này thu được khoảng gần 1 tấn”.

Tôi nhẩm tính gia đình nhà chị cũng thu được gần 3 triệu đồng, trong chu kỳ sản xuất khoảng từ 2-3 tháng quả là một nguồn thu nhập lớn. Chúng tôi tiếp tục đi thăm một vài mô hình như: chăn nuôi dê, gà đen... đi đâu cũng thấy nét mặt tươi vui của người dân.

Qua tổng kết đánh giá thực hiện năm 2007, kết quả sau 1 năm thực hiện dự án Chương trình 135 giai đoạn II, ông Hoàng Văn Thông - Phó Chủ tịch UBND huyện nhận xét, đây là năm đầu thực hiện, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, nhưng được sự lãnh đạo sát sao của huyện, đến nay các chỉ tiêu kế hoạch triển khai Chương trình 135 của huyện đều đạt và vượt mức chỉ tiêu của tỉnh đề ra. Đã đầu tư được 18 công trình thuộc dự án phát triển cơ sở hạ tầng, trong đó 8 công trình đường giao thông, 1 công trình trường học và 9 công trình thủy lợi; 14 mô hình nông nghiệp như: thâm canh rau, lúa, nuôi trâu, bò, dê...; Dự án đào tạo nâng cao năng lực cán bộ được 16 lớp gồm: tập huấn cơ chế Chương trình 135, đào tạo cán bộ thôn bản thu hút được 650 người dân tham gia; mở 2 xưởng chế biến gỗ thu hút được 30 công nhân tham gia.

Để đạt kết quả như vậy, là do sự nỗ lực chung của các cấp, ngành và bà con trong huyện, trong đó có sự góp phần không nhỏ của ngành Kho bạc Nhà nước huyện Mù Cang Chải đã đáp ứng kịp thời nguồn vốn để thực hiện dự án và quản lý tốt nguồn vốn.

        Đỗ Đức Hiến

Các tin khác

Ngày 23/3, Công ty Kỹ thuật Nền móng và Công trình ngầm Fecon đã khởi công xây dựng nhà máy sản xuất cọc bê tông dự ứng lực cường độ cao tại cụm tiểu thủ công nghiệp Thi Sơn, tỉnh Hà Nam.

Từ nay đến năm 2010, Bộ Kế hoạch-Đầu tư dự định dành hơn 1.370 nghìn tỷ đồng để xây dựng các công trình công thuộc lĩnh vực kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng.

Phó Giám đốc Trung tâm khuyến nông-khuyến ngư quốc gia Nguyễn Thanh Lâm cho biết năm 2008, Chính phủ đầu tư gần 170 tỷ đồng cho công tác khuyến nông-khuyến ngư.

Tổng Giám đốc Tổ chức Thú y Thế giới (OIE) Barnard Vallat cam kết sẽ tiếp tục cung cấp thông tin về dịch bệnh, kỹ thuật và trang thiết bị phòng chống dịch bệnh cho Việt Nam.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục