Khởi công dự án FDI lớn nhất Việt Nam

  • Cập nhật: Thứ sáu, 21/11/2008 | 12:00:00 AM

Nhiều chuyên gia trong ngành thép lo ngại rằng, cùng một lúc có quá nhiều dự án lớn, liệu nền kinh tế có “tiêu hóa” được hết hay không?

Dự kiến ngày 23/11 tới đây, dự án Khu liên hợp Thép Cà Ná sẽ chính thức khởi công giai đoạn 1.

Dự án Khu liên hợp Thép Cà Ná công suất 14,42 triệu tấn thép/năm là liên doanh giữa Tập đoàn Lion (Malaysia) và Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin), có tổng vốn đầu tư gần 9,8 tỷ USD, với thời gian hoạt động 50 năm kể từ ngày nhận giấy chứng nhận đầu tư.

Dự án được đầu tư tại khu vực Cà Ná, (huyện Ninh Phước - Ninh Thuận) với tổng diện tích 1.650 ha mặt đất và 330 ha mặt biển.

Khu liên hợp thép được vận hành với công nghệ lò cao dung tích lớn cùng các hạng mục: lò cao, lò chuyển ôxy, lò tinh luyện, cán nóng và cán nguội. Ngoài ra, cơ sở hạ tầng phụ trợ còn bao gồm nhà máy điện và cảng nước sâu.

Dự kiến, khu liên hợp sẽ tạo việc làm cho khoảng 50.000 lao động.

Theo thiết kế, dự án được chia làm 4 giai đoạn, bắt đầu từ năm 2008 và kết thúc vào năm 2025. Các sản phẩm chính gồm có thép cuộn cán nguội, cán nóng, thép tấm, thép mạ.

Giai đoạn 1 (từ 2008 đến 2010) có giá trị đầu tư khoảng 2,75 tỷ USD sẽ đưa vào vận hành một tổ hợp nhà máy có công suất 4,5 triệu tấn thép cuộn cán nóng/năm, hai nhà máy nhiệt điện có tổng công suất 1.450MW và cảng biển có công suất bốc dỡ 15 triệu tấn/năm.

Đây là dự án FDI lớn nhất về giá trị đầu tư trong lĩnh vực sản xuất thép, cũng như lớn nhất Việt Nam cho đến thời điểm này.

(Theo VnEconomy)

Các tin khác

Ngày 19/11 tại Hà Nội, Công ty liên doanh điều hành Cửu Long (Cửu Long JOC) đã chính thức công bố nhận dòng dầu đầu tiên từ giếng Sư Tử Vàng (STV) 6P thuộc Lô 15-1 thềm lục địa Việt Nam.

YBĐT - Đến nay, vốn tín dụng đầu tư phát triển trên địa bàn đạt trên 620 tỷ đồng, bằng 88,5% kế hoạch, trong đó, lĩnh vực khai thác và chế biến khoáng sản chiếm 65%, các dự án điện và thủy điện chiếm 30%.

Ngày 10/11, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Tài chính ứng trước 135 tỷ đồng trong dự toán năm 2009 từ nguồn vốn thuộc Chương trình củng cố, bảo vệ và nâng cấp đê biển để bổ sung vốn cho các tỉnh Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Định, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế thực hiện các công trình đê, kè biển cấp bách.

Phát triển vận tải đường sông, một thế mạnh của Việt Nam.

Ngày 10/11, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ký kết tiếp nhận Dự án giao thông vận tải khu vực đồng bằng Bắc bộ, do Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục