200 triệu USD phát triển giao thông đồng bằng Bắc bộ

  • Cập nhật: Thứ ba, 11/11/2008 | 12:00:00 AM

Ngày 10/11, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ký kết tiếp nhận Dự án giao thông vận tải khu vực đồng bằng Bắc bộ, do Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ.

Phát triển vận tải đường sông, một thế mạnh của Việt Nam.
Phát triển vận tải đường sông, một thế mạnh của Việt Nam.

Dự án có tổng vốn  200 triệu USD, trong đó, vốn ODA là  170 triệu USD do Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ, 30 triệu còn lại là vốn trong nước. 

Dự án sẽ được thực hiện 15 tỉnh/thành phố thuộc khu vực đồng bằng Bắc bộ (Hà Nội, Hà Tây,   Hà Nam, Hải Phòng, Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình, Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Tuyên Quang, Quảng Ninh). Nhằm hỗ trợ Việt Nam tăng cường hiệu quả, tính bền vững về môi trường, và tính an toàn của dịch vụ và cơ sở hạ tầng giao thông khu vực đồng bằng Bắc bộ, thông qua việc giảm bớt các trở ngại về vật chất và thể chế trong khu vực.

Sau khi hoàn thành, nhiều công trình hạ tầng giao thông đường sông, đường bộ của vùng sẽ được nâng cấp, hiệu quả sử dụng cao, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế đồng bằng Bắc bộ.

Dự án được triển khai từ tháng 5/2009 đến tháng 6/2012 với 3 phần chính: đầu tư hành lang vận tải đa phương thức; đầu tư bến phà qua sông và hỗ trợ thể chế cho Bộ GTVT, Cục Đường sông và các tỉnh.

(Theo VietNamNet)

Các tin khác
Một góc cụm công nghiệp Đầm Hồng (thành phố Yên Bái).
(Ảnh: Quang Thiều)

YBĐT - Hết tháng 10/2008, toàn tỉnh Yên Bái đã có 29 dự án sản xuất công nghiệp được triển khai, với tổng vốn đầu tư gần 1.400 tỷ đồng.

Dự án này do Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam thực hiện.

Ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietinbank) vừa quyết định tài trợ 1.200 tỷ đồng (tương đương 72 triệu USD) cho Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam (TKV) để thực hiện dự án nhôm lớn nhất Việt Nam tại Lâm Đồng.

Hệ thống đường sắt hiện nay sẽ được thay thế dần bằng các các tuyến đường sắt hiện đại.

Tuyến đường sắt số 5 đô thị Hà Nội dự kiến được đầu tư trên 1,2 tỷ USD, gồm 22 ga với đường đôi khổ 1.435mm, trong đó có 2,2 km đi ngầm và 22,35 km đi trên mặt đất dự kiến được hoàn tất vào năm 2017.

Tình nguyện viên Dự án xã Mường Lai hướng dẫn người dân cấy đúng kỹ thuật.

YBĐT - Công nghệ phân viên nén NK là sản phẩm nghiên cứu khoa học của Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội đã được công nhận và thử nghiệm ở nhiều nơi. Ở huyện Lục Yên (Yên Bái), lần đầu tiên đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật này vào khảo nghiệm bước I. Sau 2 năm thực hiện, hiệu quả của dự án đã được khẳng định và tiếp tục được nhân diện.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục