Hầm vượt sông lớn nhất Đông Nam Á thành hình

  • Cập nhật: Thứ tư, 10/3/2010 | 8:23:59 AM

Sáng nay, 10-3, UBND TP Hồ Chí Minh sẽ tổ chức lễ kết nối, thông đốt hầm số 1 với đường dẫn ngầm Đại lộ Đông Tây. Với 92,4m đường hầm đầu tiên đã được dìm thành công, đường hầm vượt sông lớn nhất Đông Nam Á dưới lòng sông Sài Gòn đã dần thành hình.

Những mét đường hầm đầu tiên

Đúng 23 giờ đêm 8-3, đốt hầm dìm đầu tiên của hầm Thủ Thiêm đã kết nối an toàn với miệng hầm dẫn lên Đại lộ Đông Tây phía quận 2 theo đúng kế hoạch. Trong ngày 9-3, tổ chuyên gia của nhà thầu Obayashi Corporation (Nhật Bản) và các kỹ sư Việt Nam đã kiểm tra lần cuối tình trạng đốt hầm, tháo dỡ các thiết bị phụ trợ… để chuẩn bị cho lễ thông đốt hầm với phần hầm dẫn phải bờ Thủ Thiêm vào sáng nay.
Đốt hầm thứ nhất được dìm thành công xuống sông Sài Gòn.

Chiều 9-3, ông Vương Hoàng Thanh, Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án Đại lộ Đông Tây và Môi trường nước TP cho biết, mọi công đoạn của quá trình lai dắt và đánh chìm đốt hầm nặng hơn 27.000 tấn đã được tiến hành với độ chính xác tuyệt đối, và đốt hầm đầu tiên dài 92,4m đã được dìm xuống lòng sông Sài Gòn an toàn. Nơi đặt đốt hầm được nạo vét sâu (âm 12m tính từ mặt đáy sông) và được bơm một lớp cát dày khoảng 1m xuống dưới đáy hầm. Đốt hầm sau khi được định vị sẽ được bơm thêm nước vào bên trong cho đủ nặng để chìm xuống đúng vị trí. Tiếp theo, đơn vị thi công sẽ hút nước ra khỏi hầm. Bên trong đốt hầm chia làm 2 ngăn, mỗi ngăn có 8 bể chứa nước cùng hệ thống bơm tự động. Việc rút nước thực hiện lần lượt từng bể một, cùng với việc hút nước ra ngoài, đơn vị thi công sẽ bơm một lượng bê tông tương ứng vào bên trong đáy hầm, để giữ thăng bằng không cho đốt hầm nổi lên mặt nước. Lượng bê tông bơm vào chính là mặt đường trong hầm cho xe lưu thông sau khi hầm hoàn thiện. Tiếp đó, hai bên hầm được chèn một lớp đá, còn trên nóc hầm được gia cố thêm một lớp đá hộc dày 1m và lớp đất đắp dày 2m.

Sau khi dìm xong đốt hầm thứ nhất, ngày 5-4 đơn vị thi công sẽ tiếp tục lai dắt đốt hầm số 2 từ bể đúc Nhơn Trạch (Đồng Nai) về vị trí thi công trên sông Sài Gòn và ngày 6-4 sẽ dìm đốt hầm này để kết nối với đốt hầm số 1. Đốt hầm số 3 được lai dắt từ ngày 4-5 và dìm vào ngày 5-5 kết nối với đốt 2. Đốt hầm số 4 được lai dắt từ ngày 4-6 và dìm vào ngày 5-6, kết nối một đầu vào đốt 3 và một đầu nối vào đường hầm dẫn phía quận 1. Đại diện nhà thầu cho biết, tuy đã thành công trong việc lai dắt và dìm đốt hầm số 1, nhưng những đốt hầm còn lại sẽ không phải là bớt khó khăn vì phải thực hiện trong mùa mưa. Vì vậy, việc lai dắt và dìm hầm sẽ được tính toán hết sức cẩn trọng để bảo đảm an toàn tuyệt đối.

Hầm dìm có tuổi thọ 100 năm

Ông Tsuno Motonori, Trưởng đại diện của JICA tại Việt Nam cho biết, việc lắp đặt hầm dìm kết thúc vào cuối năm 2010. Sau đó, gói thầu số 3 gồm lắp ráp cơ - điện dự kiến sẽ hoàn thành vào tháng 6-2011 để khánh thành dự án trong năm 2011. Hầm dìm này sẽ có tuổi thọ 100 năm.

Đốt hầm đã chìm đúng vị trí.

Không chỉ là thành công của việc lai dắt và đánh chìm đốt hầm nặng 27.000 tấn, với các kỹ sư Việt Nam, niềm vui còn là được tham gia và học hỏi rất nhiều từ quá trình đúc hầm cho đến lai dắt và dìm hầm với những chuyên gia và công nghệ ở những nước tiên tiến. Kỹ sư Nguyễn Văn Vũ cho biết, mặc dù đã nắm được quy trình và công nghệ dìm hầm, nhưng đó chỉ là phần "lý thuyết". Một công việc cực kỳ khó khăn phức tạp như thế này là một cơ hội hiếm hoi mà tất cả các kỹ sư trẻ đều rất muốn tham gia để "nâng cao tay nghề". Vì thế nên trong ngày dìm hầm, dù hầm dìm đã được cân chỉnh bằng hệ thống định vị toàn cầu và có hẳn một trung tâm trên nóc tháp để theo dõi từng diễn tiến trong quá trình dìm hầm nhưng tất cả các kỹ sư và chuyên gia đều rất căng thẳng. Các chuyên gia phải liên tục theo dõi sát sao từng "cử động" trong quá trình dìm hầm, đặc biệt là theo dõi tốc độ gió và dòng chảy…

Kỹ sư Nguyễn Ngọc Huyên của nhà thầu Obayashi cũng vui vẻ cho biết, anh đã học hỏi được rất nhiều về kỹ thuật đúc và dìm hầm từ các chuyên gia Nhật Bản vốn có hàng chục năm trong nghề và thực hiện hàng chục lần dìm hầm. Anh cho đây là cơ hội hiếm có để học hỏi và tiếp thu những gì tinh túy nhất của công nghệ làm hầm dìm của nước ngoài, nếu được tiếp xúc nhiều với những công trình hiện đại và khó như hầm Thủ Thiêm thì trong tương lai, kỹ sư Việt Nam sẽ thay thế được chuyên gia nước ngoài nếu có đủ máy móc, công nghệ phù hợp.

(Theo HNMO)

Các tin khác
Tâm chấn trận động đất chiều nay ở Tuyên Quang. (Ảnh: TPO)

Chiều 27/4, Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý Địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) thông tin về trận động đất có độ lớn 4.0 đã xảy ra tại huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang.

Ảnh minh họa

Những ngày nghỉ lễ 30/4 và 1/5, đáng lưu ý nhất vẫn là tình trạng nắng nóng. Đặc biệt, từ nay cho đến tháng 6, Bắc Bộ xuất hiện các hiện tượng dông mạnh kèm lốc, sét, mưa đá, có khả năng xuất hiện nhiều nhất trong năm.

Một dòng chảy trên địa bàn thị xã Nghĩa Lộ cạn trơ đáy do lâu ngày không có mưa và việc duy trì dòng chảy tối thiểu của các nhà máy thủy điện không đảm bảo

Trong thời gian qua, do thời tiết khô hanh kéo dài, lượng mưa ít dẫn đến mực nước nhiều sông, suối và hồ, đập trên địa bàn tỉnh Yên Bái, trong đó có thị xã Nghĩa Lộ xuống thấp gây khó khăn trong việc dẫn nước phục vụ dân sinh và sản xuất nông nghiệp. Một số xã, phường của thị xã đã xảy ra tình trạng hạn hán, thiếu nước.

Ảnh minh họa.

Tối 25/4, Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai ban hành Công văn số 154/VPTT đề nghị Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường bảo đảm an toàn về người trong hoạt động giao thông thủy trong mùa mưa bão.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục