Yên Bình trên 15.000 khách hàng được vay vốn tín dụng ưu đãi

  • Cập nhật: Thứ sáu, 9/6/2023 | 2:54:47 PM

YênBái - Đến nay, tổng dư nợ của Ngân hàng chính sách xã hội (CSXH) huyện Yên Bình đạt 669.036 triệu đồng, tăng 44.756 triệu đồng so với năm 2022.

Nhờ vốn vay ưu đãi, nhiều hộ dân ở xã Mông Sơn, huyện Yên Bình đầu tư nuôi trâu bán chăn thả, nâng cao thu nhập.
Nhờ vốn vay ưu đãi, nhiều hộ dân ở xã Mông Sơn, huyện Yên Bình đầu tư nuôi trâu bán chăn thả, nâng cao thu nhập.

Những năm qua, Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Yên Bình đã phối hợp chặt chẽ với UBND các xã, thị trấn tổ chức tốt công tác giao dịch; đồng thời củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng, hiệu quả công tác ủy thác cho vay qua các tổ chức chính trị - xã hội, chất lượng hoạt động của các tổ tiết kiệm và vay vốn và của các điểm giao dịch tại xã, thị trấn…

Thực hiện tốt NQ 11 Về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội, đến nay Phòng Giao dịch NHCSXH huyện đã giải ngân được trên 86% kế hoạch vốn giao với 4 chương trình theo NQ 11. 

Nguồn vốn tín dụng chính sách được đưa đến 100%  xã, thị trấn với nhiều chương trình tín dụng ưu đãi như: cho vay hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo, cho vay hộ sản xuất, kinh doanh vùng khó khăn, nước sạch và vệ sinh môi trường…với 328 tổ tiết kiệm và vay vốn, trên 15.000 khách hàng vay vốn với tổng dư nợ của đạt 669.036 triệu đồng, tăng 44.756 triệu đồng so với năm 2022.

Được biết, 5 tháng đầu năm 2023, doanh số cho vay đạt 91.130 triệu đồng, 2.124 khách hàng được tiếp cận nguồn vốn. Thông qua vốn vay từ Ngân hàng CSXH, nhiều hộ đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu.

Thời gian tới, đơn vị tiếp tục phối hợp với UBND các xã, thị trấn, tổ chức hội nhận ủy thác giải ngân kịp thời nguồn vốn đã được phân bổ theo quy định, đảm bảo nhanh chóng, chính xác nhằm kịp thời hỗ trợ cho người dân bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 có nguồn vốn phục hồi phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống.  

Văn Tuấn

Tags Yên Bình ngân sách hộ nghèo vốn ưu đãi thoát nghèo hồ Thác Bà

Các tin khác
Ngôi nhà được hỗ trợ của gia đình bà Trần Thị Tuyến ở thôn Trấn Thanh, xã Tân Thịnh.

Cũng như nhiều xã vùng ven của thành phố Yên Bái, Tân Thịnh là thuần nông, có xuất phát điểm thấp, đời sống người dân còn nhiều khó khăn. Thế nhưng giờ đây, Tân Thịnh dần thay da đổi thịt với những tuyến đường bê tông sáng - xanh - sạch - đẹp, những ngôi nhà khang trang mọc lên san sát, đèn điện thắp sáng đến tận ngõ xóm.

Du lịch phát triển giúp đồng bào có thêm việc làm, thêm thu nhập từ nhiều công việc: biểu diễn văn nghệ, hướng dẫn viên bản địa, bán nông sản…

Hai nhiệm vụ trọng tâm trong nhiệm kỳ 2020 - 2025 của Đảng bộ huyện Mù Cang Chải là quyết tâm trở thành huyện du lịch - là điểm đến “Bản sắc - An toàn - Thân thiện” và cơ bản không còn là huyện nghèo. 2 nhiệm vụ này đang được thực hiện đồng bộ với kỳ vọng du lịch phát triển sẽ thúc đẩy giảm nghèo bền vững.

Chăn nuôi đại gia súc là một trong những giải pháp giúp người dân Văn Chấn phát triển kinh tế gia đình, xóa đói giảm nghèo bền vững.

Huyện đặc biệt tránh các biểu hiện ưu tiên cho anh em, dòng họ của một bộ phận cán bộ làm công tác giảm nghèo trong quá trình thực hiện chính sách và xét duyệt, đánh giá hộ nghèo.

Ảnh minh hoạ

Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) giảm nghèo bền vững (GNBV) giai đoạn 2021 - 2025 được Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư tại Nghị quyết số 24 và Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình tại Quyết định số 90.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục