Chàng sinh viên khiếm thị đa tài
- Cập nhật: Thứ bảy, 16/2/2008 | 12:00:00 AM
Nguyễn Mạnh Hùng - Trường Đại học Văn Hiến TP.HCM là một sinh viên khiếm thị nhưng học giỏi và có nhiều biệt tài. Điều dễ nhận ra trên gương mặt của Hùng khi tiếp xúc chính là sự hài hước, dí dỏm - biểu hiện của sự lạc quan, yêu đời.
Nguyễn Mạnh Hùng bên cạnh bộ cờ vua do ba tự tay làm cho.
|
Từ khi lên lớp 5, giọng ca của Hùng đã được biết đến trong vòng chung kết xếp hạng cuộc thi Liên hoan Yamaha cấp thành phố. Lên lớp 11, Hùng đã giành được giải nhất cuộc thi văn nghệ cấp trường.
Đàn hát là thú vui giải trí nhưng chơi cờ mới thực sự là sở trường của Hùng. Ở bậc tiểu học, Hùng học chơi cờ vua như một môn học trong trường.
Lên bậc PTTH, Hùng bắt đầu học chơi cờ tướng nhưng lại liên tiếp giành được nhiều giải thưởng trong cuộc thi toàn quốc cờ Vua: Huy chương bạc đồng đội (lớp 12), huy chương bạc cá nhân và huy chương bạc đồng đội (hè năm 2007).
Đó là chưa kể huy chương vàng môn cờ vua và huy chương đồng môn cờ tướng giải toàn thành hồi tháng 4/2007, huy chương bạc môn cờ vua trong cuộc thi với những sinh viên bình thường trường ĐH Văn Hiến năm vừa rồi.
9 ngày tại Thái Lan, với kết quả thắng 4/7 ván không đủ để giành được giải thưởng nhưng lần đầu tham gia Paragame đã giúp Hùng học được nhiều điều: "Đấu trường quốc tế rộng lớn, quyết liệt và căng thẳng đã rèn luyện cho mình một tinh thần thép và biết rõ hơn về thực lực để phấn đấu. Đó là chưa kể mình còn có cơ hội rèn vốn tiếng Anh, giao lưu và có thêm nhiều bạn bè quốc tế".
Nhớ lại những ngày đầu học chơi cờ, Hùng phải khó khăn lắm mới phân biệt được các quân cờ nhờ các dấu chấm trên đầu chúng. Thời điểm đó, trên thị trường cũng chưa xuất hiện bộ cờ vua dành cho người khiếm thị.
Theo miêu tả của Hùng về bộ cờ trong trường học, ba đã tự tay làm cho Hùng bộ cờ vua chơi ở nhà. Bộ cờ ấy theo Hùng đến tận bây giờ.
"Ba mẹ không thể là người sống mãi bên cạnh để chăm sóc cho mình nên mình phải cố gắng học tập để tìm được việc làm tự nuôi sống bản thân. Đó là điều mong mỏi nhất của gia đình và bản thân mình", Hùng nói.
Hùng chọn ngành Tâm lý học với mong muốn trở thành một chuyên viên tư vấn cho mọi người. Học, đọc, nghiên cứu, nghiền ngẫm, thậm chí nói chuyện và chia sẻ tâm tư với bạn bè cũng là cách Hùng rèn giũa cho chuyên môn của mình.
(Theo TNO)
Các tin khác
YBĐT - Đó là em Nông Thị Hành, dân tộc Tày, con gái ông Nông Văn Đình và bà Hoàng Thị Liệt ở bản Giạng, xã Minh Xuân, huyện Lục Yên. Sinh ra trong một gia đình nông dân thuần túy, từ nhỏ tới lúc cắp sách vào giảng đường đại học, Nông Thị Hành chưa một lần ra tới thành phố. Cả nhà em quanh năm làm lụng vất vả, “bán mặt cho đất, bán lưng cho giời” trên vài sào ruộng với đủ các loại cây trồng từ lúa ngô đến khoai sắn, vậy mà cuộc sống vẫn bộn bề khó khăn.
26 tuổi, chàng trai miền cát trắng Quảng Bình Phan Thanh Dũng hiện đang là người “chèo lái” của ngôi trường chuyên biệt Tương Lai dành cho trẻ khuyết tật, thiểu năng trí tuệ trực thuộc Trung tâm hoạt động thanh thiếu niên tỉnh Thừa Thiên - Huế...
Mới 20 tuổi, nhưng Nguyễn Hải Ly đã chuẩn bị lấy bằng thạc sĩ của ĐH Khoa học ứng dụng Tây Bắc Thụy Sĩ.
YBĐT - Tôi đã một phen hú vía khi vào thăm trang trại của anh với con đường đất ngoằn ngoèo, khúc khuỷu, toàn dốc cao và dựng đứng. Ấy vậy mà với “con ngựa sắt" Loncin, chàng thanh niên dáng người dong dỏng, nước da ngăm đen ấy vẫn ngày đêm lên chăm sóc đồi quế.