Chàng thủ khoa với ước mơ phát triển ngành đóng tàu
- Cập nhật: Thứ sáu, 25/7/2008 | 12:00:00 AM
Lê Trung Hiếu (sinh ngày 24/6/1990) vừa trở thành tân thủ khoa trường ĐH Hàng hải Việt Nam (ĐHHH) với tổng số điểm làm tròn là 30 (Toán: 9,75, Lý: 10, Hóa: 10).
Lê Trung Hiếu và cha là GS, TS Lê Viết Lượng.
|
Hiếu là học sinh chuyên toán trường THPT năng khiếu Trần Phú (Hải Phòng) và là người đoạt giải 3 cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia lần thứ 8.
Tiếp nối con đường của cha
Nhanh nhẹn, cởi mở, tự tin là ấn tượng đầu tiên khi gặp tân thủ khoa ĐHHH. Sinh ra và lớn lên ở thành phố Cảng nhưng Hiếu quê ở Hương Sơn, Hà Tĩnh. Gia đình có truyền thống học hành, bố là NGƯT, GSTS Lê Viết Lượng, Chủ nhiệm khoa Đóng tàu trường ĐHHH, mẹ cũng là giảng viên của trường này.
Không chỉ bố mẹ là tấm gương học tập, Hiếu còn hết lời ca ngợi chị gái Lê Thị Hiên, người đã từng đoạt giải Nhất kỳ thi học sinh giỏi quốc gia môn Hóa học năm học 1998-1999 và hiện đang làm nghiên cứu sinh tiến sĩ ở trường ĐH Tổng hợp Quốc gia Matxcơva (Nga).
Về ước mơ trong tương lai, Lê Trung Hiếu tâm sự: “Em thi vào khoa Đóng tàu trường ĐHHH vì muốn tiếp nối con đường của bố. Em sẽ có cơ hội tiếp thu được kiến thức về lĩnh vực đóng tàu của bố và đó sẽ là nền tảng cơ bản để trong tương lai em có thể cải tiến, sáng tạo ra những quy trình mới, phương thức mới để góp phần nhỏ bé của mình phát triển hơn nữa ngành đóng tàu nước ta.
Ước mơ được sáng chế, sáng tạo những thiết bị máy móc mới trong ngành đóng tàu đã đeo đuổi em từ bé và em quyết tâm thực hiện. Em sẽ đăng ký học liền một lúc hai chuyên ngành là Thiết kế thân tàu và Máy tàu thủy...”.
Học như là một đam mê
Tân thủ khoa ĐHHH Lê Trung Hiếu “bật mí” bí quyết trở thành thủ khoa: “Em học bằng cả sự đam mê. Từ nhỏ cứ đến giờ học là tự giác ngồi vào bàn học bởi xung quanh em, bố, mẹ, chị đều đọc sách, học... Em liên tục tham gia nhiều kỳ thi khác nhau nên việc học và thi cử đối với em như công việc hàng ngày.
Tuy nhiên, việc học hành và mục tiêu phấn đấu không phải là áp lực lớn đè nặng lên em...”. Theo Hiếu, học giỏi không phải là học ngày học đêm mà phải có phương pháp học và cách thức tiếp thu kiến thức là quan trọng nhất.
Lúc chia tay, chàng tân thủ khoa ĐHHH với mơ ước được cống hiến hết mình cho ngành đóng tàu Việt Nam vẫn còn “ấm ức” một việc và mong muốn nhờ qua báo Tiền phong “đính chính” giúp là trong kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa rồi Hiếu đạt tổng số điểm là 57 chứ không phải 44,5 điểm như một số báo đã đưa tin làm bạn bè, người thân hỏi thăm mãi và phải liên tục giải thích.
(Theo TPO)
Các tin khác
YBĐT - Không đợi đến khi Đội Thanh niên tình nguyện của tỉnh ra quân, ngay từ những ngày đầu tháng 5, Chiến dịch "Thanh niên, học sinh, sinh viên tình nguyện hè năm 2008" đã được các bạn đoàn viên thanh niên (ĐVTN) tự tuyên truyền rộng rãi trên toàn tỉnh Yên Bái.
YBĐT - Em bảo rằng, một ngày với em thật dài bởi em chẳng có việc gì để làm, cần làm. Em giết thời gian bằng chúi đầu vào ti vi, đọc truyện và ngủ. Nhưng đọc mãi, xem mãi càng chán. Ngủ mãi cũng phải dậy... Em lại bảo rằng, cuộc sống với em thật nhạt nhẽo, nhàm chán: một quá khứ bình yên, một hiện tại đầy đủ và cả một tương lai đã được định hình.
Tự hào cầm trong tay tấm bằng tốt nghiệp Đại học Khoa Việt Nam học, trường ĐHSPHN, Vũ Tiến Cường thực sự đã khẳng định được nỗ lực của bản thân, vượt qua mặc cảm dị tật vươn lên và bước tiếp con đường tương lai đầy tự tin.
Đó là tâm sự của bạn Mùa A Già - một thanh niên tình nguyện của Huyện đoàn Trạm Tấu trong chiến dịch học sinh, sinh viên tình nguyện hè năm 2008, tham gia trồng 30 ha rừng kinh tế tại xã Bản Công.