Chuyện về cô gái Dao tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS
- Cập nhật: Thứ hai, 25/8/2008 | 12:00:00 AM
YênBái - YBĐT - Đại dịch HIV/AIDS đã lên đến vùng cao Yên Bái và với đồng bào các dân tộc thiểu số nơi đây HIV/AIDS còn là một điều gì đó rất xa lạ và khó hiểu. Thế nhưng, với bà con người Dao xã Nậm Mười (Văn Chấn) những kiến thức này qua cách nói, cách truyền đạt của cô gái trẻ Bàn Thu An lại rất dễ hiểu và gần gũi như bao bệnh dịch khác.
|
Thu An là người được đi học và đã hiểu biết nhiều về những nguyên nhân và con đường lây lan cũng như những hiểm họa tiềm ẩn của đại dịch HIV/AIDS. Thêm vào đó, năm 2006 chị được tham gia lớp tập huấn kiến thức và kỹ năng về công tác tuyên truyền phòng chống và ngăn chặn HIV/AIDS ở huyện, ở tỉnh.
Nay Bàn Thu An đã trở thành cộng tác viên của Trung tâm Y tế Dự phòng huyện Văn Chấn trong lĩnh vực tuyên truyền, ngăn chặn đại dịch HIV/AIDS. Thu An tích cực vận động, lồng gắn các nội dung tuyên truyền phòng tránh HIV/AIDS vào các chương trình, nội dung hoạt động của các đoàn thể quần chúng ở địa phương, nhất là hoạt động đoàn, đội trong nhà trường thông qua các hoạt động văn hoá văn để tuyên truyền, phổ biến tới đồng bào, đặc biệt là lớp thanh thiếu niên.
Theo chị cho biết thì các bản làng ở xã vùng cao Nậm Mười mặc dù chưa có trường hợp nào bị lây nhiễm HIV/AIDS nhưng căn bệnh giang mai đã xuất hiện. Đây là nguồn lây lan căn bệnh này trong cộng đồng nếu người dân không có sự hiểu biết và nhận thức đúng. Với suy nghĩ đó chị thường xuyên đến các thôn, bản tuyên truyền hướng dẫn mỗi khi nhận được tờ rơi, tài liệu có nội dung liên quan đến các bệnh xã hội và HIV/AIDS do tỉnh, huyện đưa về. Là xã vùng cao, địa bàn rộng, dân cư thưa, nhiều bản nằm cách trung tâm xã hàng chục quả núi, giao thông đi lại khó khăn như các thôn: Khe Trang, Ngã 2, Nậm Biếu…
Mỗi lần đi chị phải nghỉ chân lấy sức gần chục lần mới tới nơi. Không quản ngại vất vả, Thu An đã đến từng bản, đi từng nhà để tuyên truyền, phổ biến kiến thức cho bà con bằng cả tiếng Việt và tiếng Dao. Cách tuyên truyền này của Thu An đã giúp bà con người Dao ở Nậm Mười nhanh chóng hiểu được sự nguy hại của đại dịch HIV/AIDS và biết cách phòng, tránh sự lây lan căn bệnh này trong cộng đồng như: không dùng chung bơm kim tiêm, không quan hệ tình dục bừa bãi, sử dụng bao cao su trong quan hệ tình dục...
Tuy mới 19 tuổi nhưng cô gái trẻ người Dao Bàn Thu An rất năng nổ, xông xáo trong công tác và các hoạt động xã hội. Sự năng động, sáng tạo, đổi mới trong phương thức tuyên truyền, nhất là sự phối hợp tuyên truyền hiệu quả thông qua các đoàn thể quần chúng trong công tác phòng chống HIV/AIDS của Thu An đã tạo được những chuyển biến tích cực trong hành vi, nhận thức của đồng bào.
Từ khi Thu An đảm nhiệm công tác tuyên truyền phồng chống HIV/AIDS ở địa phương, nhận thức cũng như hiểu biết về căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS của bà con người Dao ở 8 thôn, bản xã Nậm Mười đã nâng lên một cách đáng kể. Nhiều đoàn viên, hội viên các đoàn thể quần chúng đã trở thành những tuyên truyền viên tích cực của thôn và đoàn thể mình trong công tác này.
Ngoài tham gia công tác xã hội, Bàn Thu An còn là một thành niên rất tiến bộ trong việc áp dụng và đưa các kiến thức khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thâm canh tăng vụ phát triển kinh tế gia đình. Nhờ vậy mà gia đình Thu An đã nhanh chóng thoát ra khỏi diện nghèo. Tận tụy với công việc, Bàn Thu An luôn chiếm được tình cảm tin yêu của bà con dân bản.
Sùng A Hồng
Các tin khác
Lúc tròn 5 năm tuổi, Keren Dunaway được bố mẹ dùng những bức vẽ để giải thích với em rằng họ bị nhiễm HIV. Và kết cục, em cũng như họ. Hôm 3-8 vừa qua, Keren đã được mời tham gia hội nghị quốc tế về AIDS cùng với tổng thống Mexico Felipe Calderon và Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon.
Dáng người gày gò, cao 1m64, nặng 50kg, Nguyễn Tất Nghĩa đã gây bất ngờ liên tiếp cho thầy cô, bạn bè và gia đình với “bộ sưu tập” 3 huy chương vàng (HCV).
Đào Ngọc Mai, 17 tuổi, hiện đang sống và học tập tại thành phố Dresden, Đức đã giành giải Nhất trong Cuộc thi thiết kế Logo Doodle 4 Google nhân dịp vòng chung kết Euro 2008 vừa mới diễn ra.
Mỗi sáng sớm, trong tiết trời se lạnh của Đà Lạt, có một cô bé vai lệch với cánh tay bị liệt, mặt nghiêng một bên, chạy trên nhiều con phố, mồ hôi chảy ròng...