Độc đáo cây cầu bện bằng cỏ hơn 500 năm tuổi của người Inca
- Cập nhật: Thứ năm, 7/5/2015 | 2:12:09 PM
Những cây cầu bện bằng cỏ là biểu tượng của sự phát triển và hưng thịnh của đế chế Inca cổ đại. Trải qua 500 năm, hiện thế giới chỉ còn một cây cầu như thế tại Peru, đó là cây cầu Keshwa Chaca.
|
Cây cầu Keshwa Chaca, bắc qua sông Apurimac gần Huinchiri ở tỉnh Canas của Peru. Cây cầu Keshwa Chaca còn tồn tại chủ yếu nhờ người dân địa phương thường xuyên tiến hành tu bổ, sửa chữa, bằng kỹ thuật cổ truyền.
Người làng ở đây cho biết cây cầu này đã tồn tại suốt 500 năm qua. Trong thời cổ đại, năm nào người dân Inca cũng bện lại cầu Keshwa Chaca, coi đây như một nghĩa vụ.
Ngày nay, cứ tháng Sáu hàng năm, người dân địa phương tu bổ cầu. Vật liệu chủ yếu là “ichu,” một loại cỏ phổ biến ở các sườn núi của dãy Andes. Người dân nơi đây bện chúng thành dây thừng để làm cầu. Mỗi hộ ở 4 ngôi làng gần đó phải có nhiệm vụ bện cỏ thành thừng.
Cây cầu gồm 5 dây chão bện bằng cỏ, mỗi dây dày 10cm, được gắn chặt vào các tảng đá lớn ở mỗi bên hẻm núi. Sàn cầu được tết bằng que nhỏ và sợi mây.
Mất khoảng 3 ngày để làm mới cây cầu Keshwa Chaca và mặc dù trông có vẻ giòn, dễ gãy, song thực tế, cây cầu bện cỏ này có thể chịu được tải trọng của 56 người.
Keshwa Chaca hiện đã trở thành điểm hút khách du lịch lớn. Mỗi khách tham quan cần trả một khoản tiền nhỏ để có thể đi qua cầu sang hẻm núi bên kia.
Dưới đế chế Inca cổ đại, người Inca đã làm những cây cầu bằng cỏ bện tay, căng qua những hẻm núi và con sông để có thể đi lại trên khắp dãy núi Andes dài nhất thế giới (7.000km).
Khi mở rộng đế chế của mình, người Inca đã xây dựng một mạng lưới khoảng 200 cây cầu bện bằng cỏ để kết nối cả vương quốc.
Những cây cầu là một phần cốt yếu trong hệ thống đường xá của Inca, kéo dài từ Ecuador ngày nay tới Argentina.
Những người Inca cuối cùng biến mất vào đầu thế kỷ 17 và tiếp sau đó là các cây cầu của họ.
(Theo TTXVN)
Các tin khác
Ông James Wannerton, đến từ nước Anh có một khả năng cực kỳ quái - nếm vị âm thanh. Điều này có vẻ không tưởng nhưng nó vẫn diễn ra với những người mắc hội chứng lạ, có tên gọi “cảm giác đi kèm”, khiến các giác quan lẫn lộn với nhau.
Hơn 1.000 tình nguyện viên Trung Quốc đã được massage mặt trong 30 phút trong chiến dịch quảng cáo của các nhà thẩm mỹ tại trung tâm thể thao ở Tế Nam, thủ phủ tỉnh Sơn Đông, miền Đông Trung Quốc ngày 4/5.
Curtis Elton bắt đầu chơi nhạc từ khi vừa tròn 3 tuổi và trở thành người trẻ nhất thế giới nhận tấm bằng đại học về âm nhạc ở độ tuổi 11.
Sau khi chính thức bước sang tuổi 27, tương đương với 125 năm tuổi ở con người, “cụ” mèo già Tiffany Two đã được Kỷ lục Guinness công nhận là "Cụ” mèo già nhất thế giới".