Nhà hàng của những người mất trí nhớ

  • Cập nhật: Chủ nhật, 23/1/2022 | 7:22:33 AM

Thay vì tập trung vào tính chuẩn xác, “Nhà hàng của những đơn hàng bị nhầm” sẽ nhấn mạnh nhiều hơn vào thực phẩm chất lượng cao và những tương tác tích cực.

Một nhân viên phục vụ bữa tối tại “Nhà hàng của những đơn hàng bị nhầm”.
Một nhân viên phục vụ bữa tối tại “Nhà hàng của những đơn hàng bị nhầm”.

Tại một nhà hàng ở Tokyo, một thông báo được gắn bên ngoài: "Tại nhà hàng này, không ai biết liệu bạn sẽ nhận được đúng món bạn đặt hay không”. Nơi này được đặt tên một cách khéo léo là "Nhà hàng của những đơn hàng bị nhầm”, và toàn bộ đội ngũ phục vụ ở đây đều mắc hội chứng mất trí nhớ.

"Chúng tôi muốn có một nơi mà mọi người đều nghĩ rằng: "Chà, nếu mắc sai lầm thì cũng không sao hết”, ông Shiro Oguni, người đứng sau dự án cho biết.

Khi ông Ognuni làm giám đốc cho NHK, một tổ chức tin tức của Nhật Bản, vào năm 2012, ông đã đưa tin về viện dưỡng lão của bà Yukio Wada. Bà Wada được biết đến như một "thành công” trong ngành chăm sóc bệnh sa sút trí tuệ.

Ông Ognuni nhớ lại giờ ăn trưa vào ngày ông đi thực hiện bản tin đó. Ông ấy gọi một cái hamburger bít tết, nhưng thay vào đó lại nhận được một đĩa gyoza (bánh bao chiên). "Tôi đã rất ngạc nhiên và nghĩ rằng điều duy nhất đúng về đơn này là phần thịt xay. Nhưng rồi tôi nhận ra rằng tôi là người duy nhất định chỉ ra điều đó”.

Vào tháng 6/2017, họ đã tổ chức buổi khai trương kéo dài hai ngày, đặt tại một nhà hàng nhỏ với 12 chỗ ngồi. Nhân viên phục vụ là sáu người từ viện dưỡng lão của bà Wada và khách hàng chỉ giới hạn ở bạn bè và người quen của họ.

Ba tháng sau đó, họ đã mở lại nhà hàng trước ngày 21/9, Ngày Bệnh Alzheimer’s Thế giới. Một đội ngũ nhân viên phục vụ gồm 18 người đã chào đón 300 khách hàng trong ba ngày. Đó là một thành công lớn.

Để chào đón khách hàng đến với một nhà hàng sạch sẽ, thói quen công việc hẳn đã ăn sâu vào nếp sống của ông. Vợ ông, bà Yasuko Misawa, một nghệ sĩ piano, cũng tương tự. Bà chuyên biểu diễn trước khách hàng, nhưng có một số lần bà ấy không thể chơi tốt và bà run lên vì thất vọng. Tôi cảm động vì bà ấy vẫn coi mình là một người chuyên nghiệp”.

Cho đến thời điểm này, ngoài 30 sự kiện được tổ chức tại Nhật Bản, nhà hàng với mô hình này đã mở ra nước ngoài ở những nơi như Trung Quốc, Hàn Quốc và Anh.

"Cuối cùng, tôi muốn xã hội của chúng ta trở thành một xã hội mà mọi người đều có tư duy cởi mở. Tôi muốn chúng ta không cần phải có những sự kiện này. Nhưng, chúng ta còn một chặng đường dài phía trước cho đến khi đạt được điểm đó. Cho đến lúc đó, chúng tôi sẽ đóng vai trò là cầu nối”, ông Oguni nói.

(Theo TP)

Các tin khác
Ảnh minh họa.

Một cô bé 10 tuổi người Nga đã vượt qua 18 giờ bão tuyết lạnh cóng ngoài trời nhờ việc ôm chó hoang.

Con mèo Kefir và chủ nhân. Ảnh: Daily Mail

Tờ Daily Mail (Anh) ngày 20/1 cho biết con mèo này có tên Kefir, thuộc giống Maine Coon –mèo lông dài Mỹ. Chủ nhân của Kefir là cô Yulia Minina sống tại thành phố Stary Oskol (Nga).

Saturnino de la Fuente, khi ông bước sang tuổi 112.

Ngày 19/1, Tổ chức Kỷ lục thế giới Guinness cho biết cụ ông cao tuổi nhất thế giới, cụ Saturnino de la Fuente Garcia, người Tây Ban Nha, đã qua đời vào thời điểm được 112 tuổi 341 ngày.

Hình ảnh tấm séc lan truyền trên mạng.

Một cụ bà ở tỉnh Tứ Xuyên (Tây Nam Trung Quốc) đã không tin vào mắt mình khi nhặt được tấm séc trị giá 150 triệu nhân dân tệ (tương đương hơn 536 tỷ đồng) trên phố.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục