3 cáp treo va nhau tại một địa điểm hành hương ở bang Jharkhand, miền đông Ấn Độ khiến hai người thiệt mạng và gần 50 người mắc kẹt trong các cabin treo lơ lửng giữa không trung.
|
Tai nạn cáp treo tại Ấn Độ.
|
3 cáp treo va nhau tại một địa điểm hành hương ở bang Jharkhand, miền đông Ấn Độ ngày 10-4 đã khiến một người tử vong tại chỗ và một người khác thiệt mang sau khi rơi xuống đất khi đang cố gắng tiếp cận trực thăng cứu hộ.
Theo hãng AFP, vụ va chạm cáp treo ở đồi Trikut, bang Jharkhand của Ấn Độ xảy ra tối hôm 10-4.
Hãng Reuters dẫn lời cảnh sát tại huyện Deoghar, bang Jharkhand, miền đông Ấn Độ đưa tin về vụ việc.
Theo ông Subhash Chandra Jat - cảnh sát trưởng tại huyện Deoghar, ba cabin cáp treo đã va chạm vào nhau, khiến một chiếc bị bung một phần ra khỏi dây cáp.
Lực lượng trực thăng cứu hộ thuộc quân đội Ấn Độ hôm 12-4 đã giải cứu thành công người cuối cùng trong số gần 50 hành khách bị mắc kẹt trong các cabin treo lơ lửng giữa không trung.
Cơ quan Ứng phó Thảm họa Quốc gia Ấn Độ (NDRF) cho biết 48 người bị mắc kẹt trên các cabin cáp treo sau khi vụ tai nạn xảy ra. Sau vụ va chạm, 12 cabin cáp treo bị treo lơ lửng giữa không trung.
Không quân Ấn Độ (IAF) đã triển khai hai trực thăng - một Mi-17 và một Mi-17 V5 - để hỗ trợ hoạt động cứu hộ của Lực lượng Đặc nhiệm IAF Garud và NDRF.
Thiết bị bay không người lái đã được sử dụng để vận chuyển thực phẩm và nước uống cho người đang mắc kẹt trên cáp treo.
Theo Cơ quan Quản lý du lịch Jharkhand, tuyến cáp treo ở Trikut là tuyến cáp treo ở độ cao lớn nhất tại Ấn Độ. Tuyến cáp dài 766 m, có 25 khoang hành khách phục vụ việc di chuyển, mỗi khoang có sức chứa bốn người.
Tuyến cáp treo do một công ty tư nhân quản lý. Quản lý và nhân viên vận hành hệ thống cáp treo đã bỏ trốn sau khi vụ tai nạn xảy ra.
(Theo PLO)
Người làm việc ở Anh trồng được cây cà chua cho ra 1.296 quả trong một vụ.
Nhà thực vật học Chris Thorogood đã vượt 10 nghìn dặm trước khi mạo hiểm vào sâu thẳm trong rừng nhiệt đới đảo Luzon - Philippines để tận mắt chứng kiến Rafflesia banaoana - loài hoa lớn nhất thế giới và không tồn tại ở bất cứ nơi nào khác.
Emiriana Litsa, 34 tuổi, nhưng đã có gần 20 năm phải dùng thuốc nhuộm tóc, trung bình mỗi tháng hai lần để che đi mái tóc bạc của mình.
Sau khi về hưu, cụ Yan tình nguyện dạy học suốt 30 năm qua cho các trường tiểu học khác nhau ở tỉnh An Huy, Trung Quốc.