Sống ở nơi lạnh tới -71 độ C, người dân tắm giặt có thể mất nguyên cả ngày

  • Cập nhật: Thứ hai, 18/12/2023 | 2:03:12 PM

Sống ở vùng đất lạnh nhất thế giới, nơi nhiệt độ mùa đông có thể -71 độ C, việc tắm giặt không hề đơn giản với người dân tại Yakutia, Siberia. Thậm chí, họ phải mất nguyên một ngày chỉ để làm điều này.

Lorenzo Barone, một du khách Italia, 22 tuổi,
Lorenzo Barone, một du khách Italia, 22 tuổi, "liều lĩnh" tới đây du lịch vào tháng mùa đông và bị đóng băng kín mặt.

Tắm giặt vốn là một trong những hoạt động quen thuộc trong nếp sống sinh hoạt hằng ngày của người dân trên khắp thế giới. Nhưng ở vùng đất khắc nghiệt như làng Yakutia thuộc Siberia, Nga, chuyện này không hề đơn giản.

Bởi làng Yakutia nằm ở nơi lạnh nhất thế giới có người sinh sống. Nhiệt độ vào mùa đông có thể hạ xuống -71 độ C, cản trở mọi hoạt động tưởng như rất bình thường của con người.

Kiun B là một cô gái sống trong ngôi làng này. Cô thỉnh thoảng chia sẻ những hoạt động thường nhật của người dân địa phương, qua đó cho thấy sự khác biệt rất lớn giữa cuộc sống tại "ngôi làng lạnh nhất thế giới" với phần còn lại của thế giới.

Mới đây, Kiun B đã tiết lộ cách người dân trong làng tắm như thế nào vào mùa đông. Đoạn video đã thu hút hơn 12 triệu lượt xem cùng hàng chục nghìn bình luận.

"Cuộc sống ở nơi lạnh nhất thế giới không hề dễ dàng. Ngay cả với những việc nhỏ như tắm gội, đôi khi cũng tốn thời gian cả ngày. Người dân làng tôi sẽ dành những ngày cuối tuần để giặt giũ trong căn nhà tắm bằng gỗ. Đây là cách vệ sinh cá nhân duy nhất vì làng không có nguồn nước sinh hoạt", cô gái tiết lộ.

Hôm nay là một ngày cuối tuần, từ sớm, anh Stanislay cùng con trai phải sưởi ấm căn nhà gỗ để nước đạt nhiệt độ thích hợp. Phòng tắm được làm ấm bằng bếp đốt củi. Nhiệt độ trong phòng xông hơi có thể lên tới hơn 70 độ C hoặc cao hơn.


Quần áo bị đóng băng khi vừa phơi ngoài trời. 

Họ phải mất tới 5 tiếng để khởi động hệ thống lò sưởi. Cách làm này cũng tốn rất nhiều gỗ, củi. Bởi vậy, người dân ở đây chỉ tắm 1-2 lần mỗi tuần vì rất tốn thời gian.

Sau khi nhà tắm nóng lên, anh Stanislay cùng con trai đi lấy tuyết bên ngoài, đảm bảo lượng nước chảy ra có thể tắm và giặt được. Đây là người con lớn thứ 3 trong nhà. Dù còn nhỏ tuổi nhưng cậu bé rất thành thạo các kỹ năng sinh tồn để sống ở một nơi giá lạnh và biết phụ giúp cha mình.

Khi những người đàn ông trong nhà chuẩn bị xong nước nóng, thì phụ nữ gia đình gồm vợ và con gái sẵn sàng giặt giũ. Họ không dùng máy giặt. Toàn bộ quần áo đều giặt bằng tay không nhờ thứ nước lấy từ tuyết được đun nóng cho tan chảy.

Với một gia đình đông thành viên như nhà anh Stanislay, việc giặt giũ quần áo cho mọi người không hề đơn giản, nhưng hai mẹ con chị Zinaida vẫn chăm chỉ. Giặt xong, hai mẹ con lại mang đồ ra phơi ngoài trời. Không khí bên ngoài lạnh và khô nên quần áo nhanh chóng đóng băng chỉ sau vài phút. Họ chỉ cần đứng đợi rồi mang luôn quần áo vào nhà.

Tương tự như việc giặt giũ, chuyện tắm gội cũng diễn ra tại căn phòng gỗ. Hôm nay, anh Vitaly, một người dân trong làng, chẻ củi và gỗ để làm nóng nhà tắm. Người đàn ông này tiết lộ, một tuần anh chỉ được tắm một lần.

Sau khi chẻ củi và chờ tới 5 tiếng để phòng tắm nóng lên, anh tranh thủ đi tìm nguồn nước sạch. Vitaly thu hoạch băng đá trên hồ. Băng đá ở làng Yakutia chủ yếu được dùng làm nước uống và nước tắm. Bằng dụng cụ đào thô sơ, anh lấy được phần băng tuyết sạch, cho vào thùng thiếc và mang về.

Lúc Vitaly trở về, nhà tắm đã nóng. Anh khoan khoái bước vào trong để tắm gội. Lúc này, nhiệt độ ngoài trời vẫn âm hàng chục độ C, nhưng bên trong hoàn toàn trái ngược.

Nhà tắm của người dân làng Yakutia được thiết kế như phòng xông hơi. Sức nóng của phòng xông hơi ướt giúp mọi người thư giãn, giải tỏa căng thẳng và tăng cường hệ miễn dịch.

Vì mỗi tuần chỉ được tắm một lần nên anh Vitaly thường dành thời gian khá lâu trong nhà tắm. Sau khi xông hơi và tắm xong, anh vội vã mặc thêm quần áo ấm rồi lên giường, ngủ một giấc khoan khoái.

(Theo HNMO)

Các tin khác
Cụ Fusa Tatsumi trò chuyện với một nhân viên viện dưỡng lão.

Ngày 12-12, giới chức thành phố Kashiwara (Osaka) cho biết, cụ bà Fusa Tatsumi (116 tuổi), được công nhận là người cao tuổi nhất Nhật Bản, đã qua đời.

Cụ bà Dorothy Hoffner thực hiện cú nhảy dù đôi ở tuổi 104 tại Skydive Chicago, Mỹ, ngày 1/10.

Cụ bà Hoffner qua đời ở tuổi 104, vài ngày sau khi nhảy dù từ độ cao 4.100 m và có thể được xác nhận là người cao tuổi nhất làm việc này.

Quả bí ngô được đặt tên Michael Jordan, nặng 1,2 tấn

Quả bí ngô đến từ bang Minnesota, Mỹ đã vượt qua nhiều đối thủ “nặng ký” khác để trở thành quán quân của cuộc thi bí ngô khổng lồ.

Anh Dmitro Hrunskyi đã dùng răng phá 2 kỷ lục thế giới Guinness.

Một vận động viên thể hình 34 tuổi người Ukraine vừa được vinh danh khi sử dụng sức mạnh của hàm răng để phá liên tiếp 2 kỷ lục Guinness thế giới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục