Kỳ lạ nghi lễ khóc trong đám cưới ở Trung Quốc

  • Cập nhật: Thứ năm, 29/11/2012 | 7:56:12 AM

Ở tỉnh Tứ Xuyên - một tỉnh nằm ở phía Tây Nam của Trung Quốc ngày nay vẫn còn tồn tại tập tục cô dâu buộc phải khóc trước khi về nhà chồng, cho dù họ có thích hay không.

Ở một số vùng của tỉnh Tứ Xuyên, cô dâu buộc phải khóc trước khi về nhà chồng.
Ở một số vùng của tỉnh Tứ Xuyên, cô dâu buộc phải khóc trước khi về nhà chồng.

Nghi lễ khóc trong đám cưới phổ biến nhất là vào đầu thế kỷ 17 và tồn tại cho đến cuối triều đại nhà Thanh năm 1911. Theo lưu truyền, tập tục này bắt nguồn trong giai đoạn Chiến Quốc. Khi đó, công chúa nước Triệu được gả sang làm dâu nước khác. Khi công chúa sắp sửa bước chân về nhà chồng, hoàng hậu đã khóc dưới chân nàng và nói nàng hãy quay trở về sớm nhất có thể. Đây có thể coi là đám cưới “khóc” đầu tiên.  

 

Cho đến bây giờ, mặc dù tập tục này không còn phổ biến như xưa nữa những vẫn có rất nhiều gia đình tiếp tục giữ truyền thống này. Trong thực tế, đây là một thủ tục cần thiết trong đám cưới của người Tujia ở tỉnh Tứ Xuyên.

 

Nghi thức của tập tục này rất đơn giản-cô dâu chỉ việc khóc. Nếu không khóc hoặc không thể khóc, hòng xóm láng giềng sẽ coi cô như một đứa con không được dạy bảo chu đáo, cả làng sẽ cười chê và thậm chí tệ nhất là mẹ cô dâu sẽ đánh cô.

 

Ở mỗi vùng khác nhau ở tỉnh Tứ Xuyên, tập tục này lại được thực hiện khác nhau. Ví dụ như ở miền Tây, phong tục này được gọi là “Zuo Tang” (có nghĩa là ngồi trong phòng lớn). Mỗi cô dâu trước khi cưới một tháng đều được yêu cầu vào ngồi trong một căn phòng và khóc.

 

Nếu không khóc, có nghĩa là cô dâu đó chưa được dạy dỗ chu đáo
Nếu không khóc, có nghĩa là cô dâu đó chưa được dạy dỗ chu đáo



Trong suốt cả tháng trời, người con gái sắp về nhà chồng hàng đêm đều phải vào căn phòng đó và khóc trong khoảng thời gian một tiếng đồng hồ. Sau đó khoảng 10 ngày mẹ cô sẽ vào và khóc cùng cô. Mười ngày sau là bà và sau đó mấy ngày các dì và các chị gái sẽ cùng nhập bữa tiệc “khóc”.

 

Khóc không chỉ đơn giản là chảy nước mắt mà còn có cả một bài hát phụ họa có tên “Bài ca than khóc trong đám cưới”. Đây là lời trong một bài thơ được hát lên để làm cho không khí đám cưới được tốt đẹp. Ngoài ra còn một số bài hát khác có chủ đề về sự siêng năng, nghi thức xã giao và lòng hiếu thảo với cha mẹ cũng được hát nhân dịp này.

 

(Theo Dân Trí)

Các tin khác
Ba trong số bốn nữ sinh đã phát minh ra ý tưởng về phát điện chạy bằng nước tiểu.

Bốn nữ sinh của Học viện Doregos ở Lagos, Nigeria đã phát minh ra máy phát điện chạy bằng... nước tiểu để đối phó với các vấn đề về năng lượng tại quốc gia này.

Lời cầu hôn có thể diễn ra ở bất kì địa điểm nào trên thế giới và một chàng phi công đã chọn ngỏ lời với người bạn gái của mình ở độ cao hơn 150m trên không.

Chó mẹ Tallim đang cho

Một con chó chăn cừu trong vườn thú Oktyabrsky ở Nga đã trở thành mẹ nuôi của 3 chú hổ mới sinh.

Hai mẹ con O'Bara (ảnh chụp năm 2005).

Edwarda O’Bara (cư dân bang Miami của Mỹ), người được gọi là Bạch Tuyết ngủ trong rừng vì hôn mê suốt 42 năm, vừa qua đời ở tuổi 59.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục