“Thành phố góa” cô đơn ở Ấn Độ

  • Cập nhật: Thứ năm, 2/5/2013 | 2:36:14 PM

Xem những bức hình này để thấy, cảnh ngộ khốn khổ của những người phụ nữ góa chồng tại Ấn Độ. Họ bị cộng đồng xa lánh, tẩy chay sau khi chồng qua đời. Ở đây quan niệm rằng, phụ nữ goá là những người đã mang đến vận xấu, điềm gở.

Góa phụ ở Ấn Độ bị nguyền rủa, xa lánh sau khi chồng họ chết và thường bị tẩy chay bởi cộng đồng xung quanh thậm chí là cả người thân trong gia đình.
Góa phụ ở Ấn Độ bị nguyền rủa, xa lánh sau khi chồng họ chết và thường bị tẩy chay bởi cộng đồng xung quanh thậm chí là cả người thân trong gia đình.

Kể cả những người phụ nữ góa đã lớn tuổi cũng buộc phải tự kiếm sống nuôi thân, họ ở trong những khu nhà ổ chuột lụp xụp, rách nát và không được phép tham gia những lễ hội tôn giáo cũng như những sự kiện quan trọng khác của cộng đồng bởi người ta tin rằng đây là những người phụ nữ mang vận rủi.

Tuy vậy, mới đây, một tổ chức từ thiện có tên Sulabh International đã cố gắng giúp đỡ những người góa phụ này tái hòa nhập vào cộng đồng bằng cách cung cấp cho họ một khoản thu nhập thường xuyên và đưa họ vào làm người trợ giúp cho những nghi thức tôn giáo được tiến hành mỗi ngày ở thành phố linh thiêng Varanasi.

“Thành phố góa” cô đơn ở Ấn Độ
Một phụ nữ lớn tuổi sống trong thành phố Varanasi thần thánh – thành phố linh thiêng của những người theo đạo Hindu và đạo Jaina. Bà may mắn được tham gia vào chương trình tình nguyện nâng cao vị thế của những người phụ nữ góa chồng trong xã hội Ấn Độ.

“Thành phố góa” cô đơn ở Ấn Độ
Một góa phụ nằm nghỉ trên chiếc giường trong căn nhà chật hẹp ở thành phố Varanasi, nơi đây có hàng ngàn phụ nữ giống như hoàn cảnh của bà, họ tới đây và sinh sống bằng nghề ăn xin từ những khách hành hương tới thăm thành phố.

Người phụ nữ này đã bị gia đình chối bỏ sau khi chồng bà qua đời.
Người phụ nữ này đã bị gia đình chối bỏ sau khi chồng bà qua đời.

Tại Ấn Độ, phụ nữ góa thường bị nguyền rủa và ghét bỏ, thậm chí bị gia đình đuổi ra khỏi nhà vì quan niệm cổ hủ lạc hậu cho rằng những người phụ nữ đó mang theo vận rủi và sẽ đem lại điều gở cho những người xung quanh, bằng chứng được đưa ra là chồng của họ đã qua đời.

Rất nhiều phụ nữ góa ở Ấn Độ sau khi bị gia đình ruồng rẫy đã chuyển tới sống ở thành phố Varanasi hoặc Vrindavan – những thành phố linh thiêng, điểm đến thường niên của các tín đồ hành hương. Tại những nơi này họ kiếm sống bằng nghề ăn xin và được trả một chút tiền lẻ để ngồi đọc kinh trong các đền thờ vốn rất đông tại các thành phố này.

Người phụ nữ này đã bị gia đình chối bỏ sau khi chồng bà qua đời.
Những người phụ nữ góa thường bị cộng đồng xa lánh, tẩy chay và không được phép xuất hiện tại các lễ hội tôn giáo.

Người phụ nữ này đã bị gia đình chối bỏ sau khi chồng bà qua đời.
Nhiều phụ nữ không thể tự trang trải cho cuộc sống của bản thân nên phải hành nghề ăn xin, trông chờ vào sự bố thí từ những khách hành hương tới thăm thành phố.

Một góa phụ đang đọc kinh trong một phòng nhỏ thuộc khu đền thờ của đạo Hindu.
Một góa phụ đang đọc kinh trong một phòng nhỏ thuộc khu đền thờ của đạo Hindu.


Họ không được phép xuống dòng sông thiêng tắm táp và bị cấm tham gia vào những lễ hội của cộng đồng.

Tuy vậy, trong những năm gần đây, đã có một tổ chức từ thiện mang tên Sulabh International bắt đầu tập trung xây dựng một chương trình hành động để nâng cao vị thế của những góa phụ trong xã hội Ấn Độ.

Chương trình hành động này đã mời 150 phụ nữ ở thành phố Varanasi tham gia vào các nghi lễ tôn giáo được thực hiện tại thành phố linh thiêng này mỗi ngày, để họ có thể kiếm thêm thu nhập.

Bằng cách để những người phụ nữ này hỗ trợ thực hiện các hoạt đồng thờ cúng, các nghi lễ tôn giáo, tổ chức Sulabh International hy vọng cộng đồng sẽ quen với sự xuất hiện của các góa phụ trong những hoạt động xã hội tại cộng đồng và dần xóa bỏ những kỳ thị không đúng đối với họ.

Một phụ nữ đang tự quạt mát cho mình trong căn phòng nhỏ chật chội.
Một phụ nữ đang tự quạt mát cho mình trong căn phòng nhỏ chật chội.

Một phụ nữ đang tự quạt mát cho mình trong căn phòng nhỏ chật chội.
Một bà cụ đang sàng sảy gạo phía trước căn nhà nhỏ của mình ở thành phố Varanasi, đây là công việc bà nhận về để kiếm thêm chút đỉnh, tự trang trải cuộc sống hàng ngày.

Một phụ nữ đang tự quạt mát cho mình trong căn phòng nhỏ chật chội.
Một phụ nữ đang phơi quần áo trong sân trong của một đền thờ nơi bà và những người phụ nữ khác cùng cảnh ngộ đang sinh sống.

Một bà cụ đang cố leo lên những bậc thang để bước vào căn phòng nhỏ của mình trong một đền thờ.
Một bà cụ đang cố leo lên những bậc thang để bước vào căn phòng nhỏ của mình trong một đền thờ.

Tổ chức từ thiện Sulabh International đưa cho mỗi người phụ nữ này 2000 rupi (tương đương 780.000 VND) một tháng để họ có được một khoản tiền nhỏ đủ trang trải một cách eo hẹp cho những nhu cầu cơ bản nhất như ăn uống, quần áo và mua thuốc thang.

Hiện tổ chức này đang kêu gọi nghị viện chính phủ thông qua luật mới nhằm đảm bảo cho chất lượng cuộc sống của những góa phụ. Tổ chức này đề xuất nên cấp cho mỗi người một khoản thu nhập hàng tháng từ nguồn ngân sách quốc gia. Khoảng 3% phụ nữ Ấn Độ là góa phụ và hơn một nửa trong số họ không có bất cứ khoản thu nhập nào để sinh sống.

Một bà cụ đang cố leo lên những bậc thang để bước vào căn phòng nhỏ của mình trong một đền thờ.
Rất nhiều góa phụ quá già, không thể tự chăm sóc bản thân mình nhưng họ cũng chẳng nhận được bất cứ sự hỗ trợ nào từ nhà nước Ấn Độ.

Một bà cụ đang cố leo lên những bậc thang để bước vào căn phòng nhỏ của mình trong một đền thờ.
Một nhân viên hoạt động tình nguyện tới để cấp tiền hỗ trợ cho khoảng 150 góa phụ mà chương trình đang giúp đỡ với mức thu nhập ít ỏi tương đương 780.000 VND/tháng.

Một bà cụ đang cố leo lên những bậc thang để bước vào căn phòng nhỏ của mình trong một đền thờ.
Những phụ nữ góa bụa tới tham dự một chương trình cộng đồng được tổ chức bởi quỹ từ thiện Sulabh International ở ven bờ sông Hằng.

(Theo Dân Trí)

Các tin khác
Gus Dorman biết cách đọc nhờ hát karaoke.

Gus Dorman, một cậu bé 5 tuổi với chỉ số IQ 147, chưa bao giờ học tốt và luôn gặp khó khăn ở trường vì chán học.

Cụ rùa Royal ở Ai Cập sống thọ 270 tuổi.

Một cụ rùa ở Ai Cập được xem là con vật có tuổi thọ cao nhất thế giới vừa mới qua đời tại vườn thú Giza ở tuổi 270.

Chắc hẳn nhiều người cho rằng tủ lạnh là thành tựu khoa học của thế kỷ 20. Ít người biết rằng tủ lạnh đã có từ thời …cổ đại, từ năm 400 trước Công nguyên.

Cặp đèn pháp lam lớn nhất Việt Nam vừa được dựng hoàn thiện tại Huế.

Bộ đèn do 100 họa sĩ và thợ bậc cao thực hiện trong một năm với kinh phí 2,5 tỷ đồng đã hoàn thiện để phục vụ Festival nghề truyền thống Huế 2013.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục