Diện mạo nông thôn mới Phú Thịnh

  • Cập nhật: Thứ hai, 8/1/2018 | 1:34:51 PM

YBĐT - Làng quê đổi mới, cơ sở hạ tầng xây dựng khang trang, sản xuất phát triển không ngừng, đời sống vật chất, tinh thần người dân được nâng lên. Đó là những thành quả mà người dân Phú Thịnh, huyện Yên Bình đã và đang được hưởng nhờ sự chung sức, đồng lòng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân nơi đây xây dựng nên.

Nhân dân xã Phú Thịnh tham gia bê tông hóa giao thông nông thôn.
Nhân dân xã Phú Thịnh tham gia bê tông hóa giao thông nông thôn.

Là một xã vùng thấp của huyện Yên Bình, nằm cách trung tâm phố huyện chưa đầy 3 km, toàn xã có 6 thôn với 925 hộ dân và 3.301 nhân khẩu, có 4 dân tộc anh em chung sống gồm: Kinh, Tày, Nùng, Dao. Đời sống nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản là chính.
 
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (XDNTM), Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Phú Thịnh xác định đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng, thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về "Nông nghiệp, nông dân, nông thôn". Là một chương trình tổng thể mang tính dài hạn về phát triển kinh tế - xã hội, chính trị và an ninh quốc phòng ở nông thôn.
 
Để cán đích NTM, Đảng bộ xã đã xây dựng Nghị quyết chuyên đề về XDNTM, thành lập Ban Chỉ đạo, Ban quản lý, Ban phát triển thôn để tổ chức triển khai thực hiện, tiến hành đánh giá, rà soát thực trạng các tiêu chí; xây dựng Đồ án quy hoạch và Đề án phù hợp với đặc điểm và thực tế của xã; có các bước đi cụ thể, vững chắc theo từng tiêu chí đối với từng năm, từng giai đoạn, với phương châm phát huy vai trò người dân là chủ thể.

Trong triển khai thực hiện, Đảng bộ, chính quyền xã luôn chú trọng thực hiện triệt để nguyên tắc "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân thụ hưởng". Song song với việc triển khai thực hiện xây dựng các tiêu chí NTM, công tác tuyên truyền được Đảng bộ và chính quyền xã thực hiện thường xuyên, liên tục, sâu rộng và bằng nhiều hình thức, đã tạo được sự đồng thuận, đồng tình hưởng ứng của đảng viên và nhân dân. Người dân đã nhận thức được vai trò, trách nhiệm là chủ thể trong XDNTM, phát huy tinh thần tự giác trong quá trình thực hiện.
 
Trong 6 năm, Phú Thịnh đã huy động được trên 103 tỷ đồng đầu tư thực hiện chương trình XDNTM, trong đó: vốn ngân sách Nhà nước là 22.056 triệu đồng, chiếm 21,3%; nhân dân đóng góp và huy động khác 81.395 triệu đồng, chiếm 78,7%, có hộ dân đã hiến 4.157m2 quyền sử dụng đất và tài sản trên đất; đóng góp tiền và trên 500 ngày công lao động để xây dựng các công trình đường giao thông, nhà văn hoá các thôn, cơ sở vật chất trường học… Nhờ vậy, các công trình kết cấu hạ tầng được đầu tư xây dựng, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sản xuất và đời sống của nhân dân.
 
Cùng với sự đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước, xã đã huy động nhân dân đóng góp tiền, ngày công lao động để nhựa hóa, bê tông hóa được 16,18 km/20,95 km đường trục xã, liên xã, trục thôn, liên thôn, đạt 77,2%, đường ngõ xóm đảm bảo không lầy lội vào mùa mưa. Kiên cố hóa được 4,39 km kênh mương nội đồng, đáp ứng cho sản xuất và tưới chủ động, 100% số hộ được sử dụng điện lưới quốc gia, trong đó có 914/925 hộ sử dụng điện thường xuyên đảm bảo an toàn theo quy chuẩn của ngành điện, đạt 98,8%.
 
Nhà văn hóa xã, nhà văn hóa và khu thể thao các thôn, hệ thống bưu chính viễn thông, nghĩa trang nhân dân được quan tâm đầu tư, cải tạo. Đến nay, có 6/6 thôn có nhà văn hóa để nhân dân hội họp và vui chơi thể thao. Quan trọng hơn cả là cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, phát huy hết tiềm năng, lợi thế của địa phương, đã xây dựng được một số mô hình phát triển sản xuất có giá trị kinh tế cao, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản phẩm.
 
Các hình thức tổ chức sản xuất được thành lập và phát triển phù hợp với trình độ lao động của người dân nên đã giải quyết được việc làm và tăng thu nhập cho lao động nông thôn.
 
Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân trên địa bàn xã đã được nâng lên rõ rệt. Thu nhập bình quân đầu người năm 2016 là 27 triệu đồng/năm, năm 2017 đạt 28,4 triệu đồng/năm. Qua rà soát đánh giá, hiện toàn xã chỉ còn 90 hộ nghèo, chiếm 9,7%.

Cán đích NTM là kết quả, thành quả của Đảng bộ chính quyền và nhân dân nơi đây và là hành trang mới cho Phú Thịnh vững bước vào năm 2018 và những năm tiếp theo. Song, Phú Thịnh cần tiếp tục duy trì, nâng cao các tiêu chí đã đạt được.
 
Đặc biệt, cần rà soát, bổ sung quy hoạch cho phù hợp với yêu cầu cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp. Tất cả hướng đến mục tiêu nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, xứng đáng với danh hiệu xã đạt chuẩn NTM và hướng tới xây dựng xã NTM kiểu mẫu.

Thanh Phúc

Các tin khác

YBĐT - Mục tiêu đến năm 2020 toàn tỉnh có 75 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) và huyện Trấn Yên đạt huyện NTM, 5 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.

YBĐT - Năm 2017, huyện Văn Chấn huy động và tranh thủ mọi nguồn lực đầu tư từ trung ương, địa phương cho Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM) với tổng số kinh phí đầu tư gần 33 tỷ đồng.

Nhân dân xã Hoàng Thắng, chăm sóc rau màu vụ đông.

YBĐT - Đến nay Hoàng Thắng đã hoàn thành 15/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới.  

Đoàn viên thanh niên thành phố Yên Bái tham gia xây dựng nông thôn mới. (Ảnh: Thanh Nghị)

YBĐT - Nhờ sự chỉ đạo quyết liệt và đổi mới trong cách làm, những năm qua, thành phố Yên Bái đã gặt hái được nhiều thành quả trong xây dựng nông thôn mới (NTM).Thành phố đang nỗ lực đưa 4 xã: Văn Phú, Văn Tiến, Phúc Lộc, Giới Phiên về đích; xã Tân Thịnh đạt từ 17 tiêu chí trở lên trong năm 2018.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục