Ngày mới ở Phong Dụ Hạ

  • Cập nhật: Thứ năm, 16/3/2023 | 7:40:35 AM

YênBái - Nhờ sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị, sự chung sức, đồng lòng của nhân dân, sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (XDNTM), bộ mặt nông thôn ở xã Phong Dụ Hạ, huyện Văn Yên có nhiều khởi sắc; hình thành được nhiều mô hình kinh tế hiệu quả; đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện rõ nét.

Lãnh đạo huyện Văn Yên kiểm tra mô hình chăn nuôi theo Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh tại xã Phong Dụ Hạ.
Lãnh đạo huyện Văn Yên kiểm tra mô hình chăn nuôi theo Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh tại xã Phong Dụ Hạ.

 

>> Phong Dụ Hạ nỗ lực về đích nông thôn mới


 Với phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm, huy động nội lực là chính, tranh thủ sự đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước”, khi bắt tay vào thực hiện XDNTM xã Phong Dụ Hạ đã có những giải pháp cụ thể, tiêu chí rõ ràng, lộ trình phù hợp để triển khai. 

Đặc biệt, xã chú trọng công tác dân vận trong triển khai XDNTM đến cán bộ, đảng viên và nhân dân với nhiều hình thức đa dạng, phong phú. Do đó, cấp ủy, chính quyền và nhân dân xã Phong Dụ Hạ đã vượt qua nhiều khó khăn, phát huy được lợi thế, khai thác tốt tiềm năng để hoàn thành 19/19 tiêu chí NTM. 

Đồng chí Mai Quốc Ngữ - Bí thư Đảng bộ xã cho biết: trong XDNTM, xã đặc biệt trú trọng phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Theo đó, Đảng ủy, chính quyền xã đã định hướng nhân dân phát triển sản xuất nông nghiệp toàn diện theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm; tích cực ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến vào sản xuất, chế biến, bảo quản nông lâm sản. Cùng đó, xã đã hình thành được 35 mô hình kinh tế hộ gia đình; duy trì 11 mô hình chăn nuôi hàng hóa, 1 hợp tác xã, 6 tổ hợp tác, 1 mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm quế hữu cơ... 

Nhờ đa dạng hóa các hình thức sản xuất và sản xuất theo hướng hàng hóa, nên thu nhập bình quân đầu người của xã hiện đạt trên 42 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 12,42%; trên 90% người lao động trong độ tuổi lao động có việc làm ổn định.

Với phương châm huy động nội lực tại chỗ là chính, lấy sức dân để lo cho dân, xã Phong Dụ Hạ đã huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ sản xuất, đầu tư chỉnh trang nhà ở với số tiền trên 87 tỷ đồng; trong đó, nhân dân đóng góp trên 10 tỷ đồng để xây dựng nhà ở dân cư và đường giao thôn nông thôn. 

Cùng đó, nhân dân đã tích cực tham gia hiến công, hiến kế, hiến đất, tài sản, hoa màu trên đất và đóng góp kinh phí để bê tông hóa các tuyến đường nông thôn. Đến nay, hệ thống đường giao thông của xã đã cơ bản đạt các tiêu chí NTM với 100% đường trục xã, liên xã, 77,7% đường trục thôn, 56,7% đường trục ngõ xóm, 100% đường nội đồng được bê tông  hóa, tạo điều kiện cho nhân dân đi lại, giao thương, phát triển sản xuất được dễ dàng. 

Bà Lương Thị Sắm ở thôn Khe Kìa cho biết: "Đường sá đi lại thuận tiện, bà con có điều kiện phát triển kinh tế, nâng cao đời sống, nên chúng tôi vận động nhà nào có đất thì hiến đất, có sức thì góp công để ngày càng có nhiều con đường NTM”. 

Việc thực hiện các nhóm tiêu chí về văn hóa, xã hội, môi trường, nhà ở dân cư, cơ cấu lao động, hệ thống tổ chức chính trị, xã hội vững mạnh, an ninh trật tự được triển khai thực hiện có hiệu quả, tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 100%; 5/5 nhà văn hóa thôn được xây dựng với diện tích, quy mô đạt chuẩn NTM đảm bảo cho hoạt động của các tổ chức, đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân. 

Những thành quả đã đạt được trong XDNTM ở Phong Dụ Hạ, sẽ là nền tảng vững chắc để Đảng bộ, nhân dân các dân tộc trong xã tiếp tục thực hiện thắng lợi nghị quyết đại hội Đảng các cấp; đồng thời, góp phần thúc đẩy huyện Văn Yên trên lộ trình về đích huyện NTM.
Bảo Linh

Tags Phong Dụ Hạ nông thôn mới hợp tác xã tổ hợp tác hiến đất

Các tin khác
Môi trường xã nông thôn mới nâng cao Nghĩa Lộ luôn đảm bảo xanh, sạch, đẹp.

“Cán bộ, đảng viên gương mẫu làm trước và vận động nhân dân làm theo” là phương châm của xã Nghĩa Lộ, thị xã Nghĩa Lộ xuyên suốt quá trình thực hiện xây dựng nông thôn mới (NTM), NTM nâng cao. Đối với tiêu chí môi trường, địa phương luôn quan tâm, đề cao vai trò, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, nhân dân và các tổ chức đoàn thể.

Người dân bản Tà Sung chung sức làm đường bê tông.

Bản Tà Sung, xã Cao Phạ, huyện Mù Cang Chải - nơi sinh sống của 132 hộ, với 100% là người dân tộc Mông, sống chủ yếu dựa vào canh tác nương rẫy, chăn nuôi. Bước vào xây dựng nông thôn mới (XDNTM) với xuất phát điểm thấp, Tà Sung đã có hướng đi phù hợp để năm 2022, bản vinh dự được công nhận đạt chuẩn NTM.

Hội viên nông dân xã Đào Thịnh tích cực tham gia làm đường giao thông nông thôn.

Thực hiện chủ trương xây dựng nông thôn mới (XDNTM), thời gian qua, Hội Nông dân (HND) xã Đào Thịnh, huyện Trấn Yên đã tích cực phát huy tinh thần đoàn kết, năng động, sáng tạo của hội viên, nông dân trong lao động sản xuất; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, cán bộ, hội viên, nông dân tích cực tham gia, góp phần xây dựng xã Đào Thịnh đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.

Đường giao thông trên địa bàn xã Hồng Ca được cứng hóa. (Ảnh: Thành Trung)

Năm 2023, huyện Trấn Yên phấn đấu có thêm 4 xã nông thôn mới (NTM) nâng cao, 2 xã NTM kiểu mẫu, để đảm bảo tiêu chí có ít nhất 50% số xã trên địa bàn đạt chuẩn NTM nâng cao.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục