Nông dân Tân Đồng làm kinh tế giỏi để xây dựng nông thôn mới

  • Cập nhật: Thứ năm, 13/4/2023 | 7:38:13 AM

YênBái - Hội Nông dân (HND) xã Tân Đồng, huyện Trấn Yên hiện có 675 hội viên, sinh hoạt ở 8 chi hội, tỷ lệ thu hút hội viên đạt 72%. Công tác quản lý hội viên được thực hiện tốt nên có trên 85% hội viên thường xuyên tham gia sinh hoạt hội.

Lãnh đạo xã Tân Đồng thăm mô hình trồng dâu nuôi tằm của gia đình anh Tạ Văn Mạnh ở thôn Sài Lương.
Lãnh đạo xã Tân Đồng thăm mô hình trồng dâu nuôi tằm của gia đình anh Tạ Văn Mạnh ở thôn Sài Lương.

Xác định, Phong trào Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững là một trong những phong trào trọng tâm của Hội, trong nhiệm kỳ, HND xã đã phối hợp với Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội, Phòng Giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Trấn Yên nhận ủy thác giúp nông dân vay vốn sản xuất. 

Trong đó, đã phối hợp với Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội quản lý 3 tổ tiết kiệm vay vốn cho 135 hộ vay vốn với số tiền hơn 5,3  tỷ đồng; quản lý 7 tổ với 200 hộ vay, dư nợ hơn 21 tỷ đồng từ nguồn vốn vay Phòng Giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện với lãi suất ưu đãi đầu tư cho sản xuất nông nghiệp. 

Cùng với việc hướng dẫn, giúp đỡ, hỗ trợ nông dân về vốn để sản xuất, Hội còn phối hợp với các ngành tổ chức 4 lớp đào tạo nghề cho 120 hội viên; 75 lớp tập huấn, hội thảo đầu bờ chuyển giao tiến bộ khoa học, kỹ thuật cho 3.115 lượt hộ nông dân tham gia; tổ chức 5 đợt tham quan, học tập mô hình trồng trọt, chăn nuôi trong và ngoài xã cho trên 200 lượt cán bộ, hội viên; tổ chức liên kết với Công ty Apatit Lào Cai để cung ứng trả chậm hơn 300 tấn phân bón để hội viên đầu tư phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp đem lại hiệu quả kinh tế cao.


Đến thăm mô hình trồng dâu nuôi tằm cho thu nhập khá cao của hộ gia đình anh Tạ Văn Mạnh ở thôn Sài Lương đã gắn bó với dâu tằm suốt 22 năm qua, anh Mạnh chia sẻ: "Năm 2001, gia đình tôi quyết định xây dựng mô hình phát kinh tế bằng nghề trồng dâu nuôi tằm. Thời gian đầu, tôi tự mua giống dâu về trồng thử 3 sào để nuôi tằm, khi thấy nuôi tằm hiệu quả kinh tế cao hơn trồng lúa, tôi đăng ký với xã xin dự án của huyện hỗ trợ trồng thêm được 1 mẫu và thầu thêm hơn 1 mẫu nữa để mở rộng mô hình nuôi tằm lấy kén. Tuy công việc nuôi tằm khá bận rộn, nhưng so với trồng lúa thì vẫn nhàn hơn và cho thu nhập cao hơn. Mỗi năm gia đình nuôi 2 vụ tằm, trừ chi phí còn thu lãi hơn 200 triệu đồng. Sau một vài năm trồng dâu nuôi tằm, tích lũy, đến năm 2019, gia đình đã xây được ngôi nhà rộng trên 200 m vuông, hết hơn 800 triệu đồng, mua sắm được các đồ dùng thiết yếu và cuộc sống đỡ vất vả hơn trước nhiều”.

Trên địa bàn xã còn rất nhiều mô hình sản xuất, kinh doanh giỏi, thu nhập từ 200 - 300 triệu đồng/năm như: mô hình trồng quế kết hợp làm dịch vụ thu mua các sản phẩm quế cho bà con của gia đình ông Nguyễn Hồng Sơn; hay ông Nguyễn Văn Bắc, ông Phạm Văn Quân thôn Sài Lương đều xây được nhà ở khang trang trị giá hơn 1 tỷ đồng; chị Đặng Thị Đạt ở thôn Khe Loóng với mô hình trồng 5 ha quế kết hợp trồng dâu nuôi tằm, mỗi năm thu nhập trên 220 triệu đồng... 


Trong phong trào sản xuất, kinh doanh giỏi, HND xã đã tuyên truyền, vận động hội viên, hộ sản xuất, kinh doanh giỏi phát huy tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái cùng giúp nhau xóa đói giảm nghèo. Ở 8/8 chi hội đã vận động hội viên hỗ trợ hộ nghèo về kinh nghiệm sản xuất, đồng thời đóng góp 131 triệu đồng quỹ chi hội cho hội viên vay với lãi suất thấp để phát triển sản xuất. 

Trong nhiệm kỳ, các chi hội đã hỗ trợ 8 hộ nông dân nghèo vay vốn phát triển kinh tế vươn lên thoát nghèo, đạt 100% chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội đề ra. Không chỉ nỗ lực sản xuất, kinh doanh giỏi, HND xã còn tổ chức được hơn 100 buổi vệ sinh môi trường với hơn 4.500 lượt người tham gia, 8/8 chi hội đều có các tuyến đường tự quản, 100% các tuyến đường thôn có điện chiếu sáng, góp phần xây dựng 5 thôn đạt thôn nông thôn mới kiểu mẫu, xây dựng thành công xã nông thôn mới nâng cao vào cuối năm 2021... 

Với những kết quả đạt được trong công tác Hội và các phong trào của Hội, hàng năm HND xã Tân Đồng luôn được Đảng ủy xã, HND cấp trên đánh giá là đơn vị vững mạnh và hoàn xuất sắc nhiệm vụ.

Cao Chính

Tags nông dân Tân Đồng kinh tế giỏi nông thôn mới

Các tin khác
Lãnh đạo huyện Trấn Yên kiểm tra hiệu quả mô hình sản xuất rau an toàn ở xã Y Can.

Thành quả của 10 năm nỗ lực, kiên trì và phấn đấu chính là khát vọng vươn lên của trên 86 ngàn “chủ thể NTM” trong toàn huyện Trấn Yên được đánh thức và các tiềm năng, lợi thế được phát huy tối đa.

Nhân dân xã Gia Hội đưa cây mắc ca vào trồng xen các diện tích chè nhằm tăng năng suất, giá trị trên một đơn vị diện tích canh tác.

Trở lại Thượng Bằng La - xã về đích nông thôn mới (NTM) đầu tiên của huyện Văn Chấn 7 năm trước, từng con đường trục liên thôn, xóm đã được bê tông hóa thẳng tắp. Các tuyến đường thông suốt không chỉ mang đến thuận tiện trong việc giao thương mà còn tạo nên sức bật mới trong sản xuất giúp nhân dân địa phương phát triển kinh tế - xã hội.

Lãnh đạo huyện Yên Bình tham gia làm đường bê tông cùng nhân dân thôn Tân Lương, xã Cảm Ân.

Với sự đồng lòng, quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị và nhân dân, phong trào làm đường GTNT ở Yên Bình đã lan tỏa rộng khắp tới tất cả các xã, thị trấn, góp phần để Yên Bình trở thành huyện NTM thứ 2 của tỉnh trong năm 2023.

Đồng chí Nguyễn Văn Yên - Chủ tịch UBND xã Yên Thành (thứ 2 từ trái sang) trao đổi với người dân thôn Khe Ngang về bê tông đường liên thôn.

Tháng 1/2023, xã Yên Thành, huyện Yên Bình tổ chức lễ công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) năm 2022. Quá trình xây dựng NTM, xã đã vận động nhân dân hiến đất gần 30.000 m2 đất đồi rừng, ruộng, vườn tạp xây dựng cơ sở hạ tầng; huy động được hàng nghìn công lao động thực hiện nâng cấp và bê tông hóa gần 40 km/54,85 km đường giao thông các loại; trong đó, đường trục thôn, liên thôn có chiều dài 28,85 km đã bê tông hóa được 26,90 km, đạt 93,24%; đường ngõ, xóm dài 18,38 km đã bê tông được 13,52 km đạt 73,55%.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục