Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân

  • Cập nhật: Thứ tư, 21/2/2024 | 7:40:57 AM

YênBái - Nâng cao chỉ số hạnh phúc (CSHP) cho người dân, tỉnh Yên Bái đã ban hành nhiều nghị quyết, đề án, chính sách ở tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường... Đặc biệt, đã quan tâm bố trí nguồn lực và ban hành các chính sách cho phát triển kinh tế - xã hội vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS); huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận của nhân dân quyết tâm phấn đấu xây dựng cuộc sống ngày càng hạnh phúc hơn.

Người dân xã Hán Đà, huyện Yên Bình đến Bộ phận Phục vụ hành chính công xã giải quyết thủ tục hành chính.
Người dân xã Hán Đà, huyện Yên Bình đến Bộ phận Phục vụ hành chính công xã giải quyết thủ tục hành chính.

Tại Bộ phận một cửa xã Hán Đà, huyện Yên Bình, trung bình mỗi ngày có khoảng 40 - 70 lượt người dân đến giải quyết thủ tục hành chính (TTHC). Mặc dù, khối lượng công việc nhiều nhưng cán bộ, công chức ở đây luôn chủ động bố trí thời gian, phân công công việc hợp lý để đảm bảo tiếp nhận hồ sơ và giải quyết TTHC cho tổ chức, cá nhân được nhanh chóng, thuận tiện. Khi người dân có nhu cầu đến liên hệ làm việc, sẽ được cán bộ, công chức hướng dẫn tận tình về các hồ sơ thủ tục cần thiết, tránh việc phải đi lại nhiều lần tốn thời gian. 

Không riêng lĩnh vực cải cách TTHC, bức tranh kinh tế - xã hội năm 2023 có nhiều điểm sáng: tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) đạt 6%, tăng 1 bậc so với năm 2022, đứng thứ 7/14 tỉnh vùng trung du và miền núi phía Bắc, đứng thứ 36/63 tỉnh, thành phố trong cả nước. Dù chưa đạt theo kế hoạch, nhưng con số này cũng được coi là mức tăng trưởng khá trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế. 

Trong năm, kinh tế - xã hội của tỉnh với nhiều chỉ tiêu phát triển có mức tăng khá so với cùng kỳ năm 2022 phải kể đến ngành nông nghiệp tiếp tục khẳng định là ngành kinh tế quan trọng, được cơ cấu lại theo hướng nâng cao năng suất chất lượng, giá trị gia tăng với tốc độ tăng trưởng đạt 5,29%, nằm trong tốp đầu vùng trung du và miền núi phía Bắc.

Sản xuất công nghiệp dù chịu rất nhiều khó khăn, song vẫn tiếp tục duy trì ổn định, đạt mức tăng trưởng khá tích cực, tốc độ tăng trưởng khu vực công nghiệp - xây dựng đạt 6,46%, đứng thứ 7/14 tỉnh trong vùng; thương mại, dịch vụ có sự bứt phá, đặc biệt là dịch vụ du lịch có sự tăng trưởng mạnh mẽ.

Năm 2023, Yên Bái đón khoảng 1,9 triệu lượt khách du lịch, vượt 36,7% kế hoạch, tăng gần 20% so với năm 2022; GRDP bình quân đầu người đạt 50,8 triệu đồng, đứng thứ 10/14 tỉnh trong vùng. 

Bên cạnh đó, hoạt động đối ngoại và xúc tiến đầu tư cũng đạt được nhiều kết quả tích cực, tạo nên động lực mới cho tăng trưởng. Tỉnh đã tổ chức thành công các chuyến thăm tại Cộng hòa Pháp, Italia, Nhật Bản để ký kết và triển khai các thỏa thuận hợp tác, tổ chức hội nghị xúc tiến, kết nối đầu tư Yên Bái với các doanh nghiệp Hàn Quốc…


Cùng với nhiều giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, đẩy mạnh thu hút đầu tư, trong năm tỉnh đã cấp quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư cho 60 dự án; thành lập mới 330 doanh nghiệp…

Có thể thấy, sau hơn nửa nhiệm kỳ, với nhiều giải pháp đồng bộ, đến nay, kết quả khảo sát, CSHP của người dân Yên Bái năm 2023 đạt 65,62%, vượt 2,32 điểm phần trăm so với kế hoạch (kế hoạch là 63,3%). Yên Bái phấn đấu đến cuối nhiệm kỳ CSHP của người dân tăng 15% so với đầu nhiệm kỳ. 

Theo đó, CSHP của người dân Yên Bái từ đầu nhiệm kỳ (năm 2020) là 53,3%, ở mức khá hạnh phúc. CSHP của người dân Yên Bái được đánh giá dựa trên 3 tiêu chí là: sự hài lòng về cuộc sống; sự hài lòng về môi trường sống và tuổi thọ trung bình. Trong đó, đánh giá sự hài lòng về cuộc sống có 4 yếu tố: sự hài lòng về điều kiện kinh tế vật chất; mối quan hệ trong gia đình và xã hội; chính sách an sinh xã hội, phúc lợi xã hội và tiếp xúc với cơ quan công quyền. 

Con số này khẳng định CSHP đã thực sự trở thành động lực, nền tảng tinh thần quan trọng, thể hiện quyết tâm cao độ với những bước đi bài bản, những giải pháp cụ thể, đồng bộ của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở với mục tiêu chung đó là "Tất cả vì hạnh phúc của nhân dân”. 

Đánh giá sự hài lòng về môi trường sống có các yếu tố sự quan tâm của chính quyền trong xây dựng đô thị và làng xã, việc bảo vệ môi trường nước và xử lý rác thải, việc bảo vệ rừng và môi trường… Đánh giá về chỉ số tuổi thọ trung bình hiện nay của người dân trên địa bàn tỉnh bao gồm ở 3 mức 65 tuổi, 70 tuổi, 75 tuổi.

Tiếp tục tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống, môi trường sống, sự hài lòng và tuổi thọ của nhân dân, tỉnh sẽ thực hiện tốt những nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới: tổ chức tốt các phong trào thi đua xây dựng, nhân rộng các mô hình "Trường học hạnh phúc," "Gia đình hạnh phúc," "Khu dân cư hạnh phúc," "Thôn, bản, tổ dân phố hạnh phúc," "Xã, phường, thị trấn hạnh phúc," "Huyện, thị xã, thành phố hạnh phúc," phấn đấu đến năm 2025, CSHP của người dân sẽ vượt mục tiêu Nghị quyết (là 68,3%).

Quang Thiều

Tags Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc

Các tin khác
Người dân thôn Hạnh Phúc, xã Tân Hợp tham gia các hoạt động kỷ niệm Ngày Gia đình Việt Nam. Ảnh minh họa

Ngày 16 tháng 02 năm 2024, Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy đã ký ban hành Kế hoạch số 163-KH/TU của Tỉnh ủy Yên Bái về nâng cao chỉ số hạnh phúc của người dân Yên Bái năm 2024. Dưới đây, Báo Yên Bái trân trọng gửi tới bạn đọc toàn văn kế hoạch:

Làng Pang Cáng huyền ảo trong sương sớm.

Nằm ở độ cao hơn 1.300 mét so với mực nước biển, làng cổ Pang Cáng của người Mông xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn được mệnh danh là "Ngôi làng hạnh phúc trên mây" bởi vẻ đẹp hoang sơ, thơ mộng của thiên nhiên và những nét văn hóa truyền thống độc đáo của người dân bản địa.

Nông dân thôn Đồng Ruộng, xã Kiên Thành, huyện Trấn Yên thu hoạch măng Bát độ.

Là huyện có thế mạnh về nông nghiệp, Đảng bộ huyện Trấn Yên xác định phát triển nông nghiệp theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, giá trị gia tăng gắn với xây dựng nông thôn mới (XDNTM) bền vững là hướng đi, là giải pháp tối ưu giúp phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, hạnh phúc cho người dân.

Vợ chồng anh Giàng A Phình ở bản La Pán Tẩn, xã La Pán Tẩn chuẩn bị cơ sở vật chất đón khách du lịch.

Cuối đông sang xuân, khắp núi rừng Mù Cang Chải được bao phủ bởi màu hồng rực rỡ. Những bản vùng cao yên bình nép mình bên những dãy núi, tạo nên một bức tranh trù phú, ấm no…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục