Tổng thể bức tranh giao thông nông thôn Yên Bái
- Cập nhật: Thứ tư, 18/4/2012 | 10:13:15 AM
YBĐT - Những năm qua, mạng lưới giao thông, đặc biệt là mạng lưới giao thông nông thôn miền núi trên địa bàn tỉnh đã được đầu tư xây dựng, mở mới góp phần giúp các địa phương trong tỉnh đẩy mạnh phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo.
![]() |
Giao thông đi lại khó khăn ảnh hưởng lớn tới sự phát triển kinh tế xã hội tại nhiều địa phương.
Ảnh: Đường vào thôn Hồng Bàng, xã Đại Đồng, huyện Yên Bình.
|
Thực tế cho thấy, trong những năm qua, việc phát triển giao thông được sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh và các địa phương nên đã huy động được sự tham gia hưởng ứng tích cực của người dân.
Cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước bằng nhiều nguồn vốn: ngân sách Nhà nước, vốn Chương trình 135, vốn vay nước ngoài WB, ADB…, các huyện, thị xã, thành phố đã huy động các nguồn lực của địa phương tập trung đầu tư hệ thống giao thông nông thôn.
Mạng lưới GTNT trên địa bàn tỉnh có tổng chiều dài 5.694,3km. Trong đó có 80 tuyến đường huyện với chiều dài 826,4 km; 2.575,5 km đường xã; 2.292,4 km đường thôn, bản. Tuy nhiên, đường tốt cấp huyện là 133,81 km, chiếm 16,19%; đường tốt cấp xã là 148,52 km, chiếm 5,77%. Đường trung bình cấp huyện là 169,45 km, chiếm 20,38%; cấp xã là 549,96 km, chiếm 21,35%. Đường xấu cấp huyện là 343,9 km, chiếm 41%, cấp xã là 1449 km, chiếm 56%; cấp thôn là 2292 km. Đường rất xấu cấp huyện là 180 km, chiếm 21%; cấp xã là 16,6 km, chiếm 16,6%. |
Một trong những địa phương có phong trào làm đường giao thông mạnh nhất là huyện Lục Yên. Từ phong trào " đường ta làm ta đi" với phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm" theo cơ chế 4/6, 3/7 hay 1/9 mà 100% tuyến đường huyện - xã được đầu tư xây dựng từ năm 2006.
Cán bộ kỹ thuật kiểm tra tiêu chuẩn đường bê tông Ao Sen, phường Tân An (thị xã Nghĩa Lộ) do Nhà nước và nhân dân cùng làm. Ảnh: Quang Thiều
Huyện vùng cao Trạm Tấu, qua 5 năm ( 2005 - 2010), tổng nguồn vốn huy động cho sự nghiệp giao thông của huyện đạt 224,7 tỷ đồng, trong đó nhân dân đóng góp 3,5 tỷ đồng, tương đương 109.000 ngày công lao động, toàn huyện đã mở mới được 64 km đường ô tô đến thôn bản, mở mới 340 km đường liên thôn bản, như đường Bản Mù - Làng Nhì, Phình Hồ - Làng Nhì, Tà Xi Láng…
Hoặc như huyện Trấn Yên, mỗi năm thu hút vài chục tỷ đồng đầu tư xây dựng đường GTNT, đến nay 50% đường xã, thôn, xóm trong toàn huyện đã được cứng hoá bằng bê tông xi măng.
Tại thành phố Yên Bái, bằng huy động mọi nguồn lực, trong đó chú trọng huy động sự đóng góp của dân, từ năm 2009 đến nay đã kiên cố hóa được 51 km đường GTNT. Riêng trong năm 2011 đã kiên cố hóa được gần 8 km ở 14 tuyến đường xã, phường.
Năm 2012, thành phố phấn đấu kiên cố hóa gần 40 km đường giao thông theo cơ chế: cấp xã Nhà nước sẽ hỗ trợ 60% kinh phí, cấp phường hỗ trợ 50%,còn lại do nhân dân đóng góp và tiết kiệm chi... Có thể nói, việc đầu tư xây dựng mạng lưới đường GTNT đã góp phần quan trọng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội mỗi địa phương.
Mặc dù đã đạt được những kết quả trong phát triển GTNT, song do nguồn lực đầu tư với nhu cầu thực tế còn hạn chế, địa hình địa chất rộng, phức tạp, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn... dẫn đến hệ thống GTNT chưa đáp ứng nhu cầu phát triển.
Hiện nay, các tuyến đường huyện, đường xã chủ yếu là đường ô tô cấp A, cấp B với tổng chiều dài là 1.902,5 km chiếm 56%; đường chưa được vào cấp là 1.365 km, chiếm 40,1%.
Các tuyến đường đến trung tâm các xã cơ bản mới khai thông được nền đường, mới có 290,7 km được kiên cố (chiếm 35%). Bên cạnh đó, các công trình giao thông còn thiếu hệ thống thoát nước và đặc biệt là thiếu cầu qua sông, suối lớn.
Nhiều công trình cầu, cống và nhiều tuyến đường sau nhiều năm đưa vào khai thác do nguồn vốn quản lý, bảo trì còn khó khăn do khối lượng lớn, địa hình hiểm trở, địa chất thuỷ văn phức tạp nên xuống cấp nghiêm trọng, không đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của phương tiện tham gia giao thông, phục vụ đi lại và vận chuyển hàng hoá trên địa bàn.
Nhiều tuyến đường được đầu tư xây dựng nhưng đã xuống cấp nghiêm trọng gây ảnh hưởng việc đi lại cũng như phát triển kinh tế - xã hội của người dân.
Tại huyện Lục Yên, mặc dù 100% tuyến đường huyện, xã được bê tông hóa từ năm 2006 song đều không đạt về cấp độ đường, qua phát triển đã bất cập với nhu cầu phát triển kinh tế hiện nay.
Tình hình chung thì như vậy, đối với các xã đang thực hiện xây dựng NTM cũng đang rất khó khăn. Ngoài các tuyến đường chính đã được đầu tư còn lại hầu hết các tuyến đường vào thôn xóm đều là đường đất, chưa vào cấp. Xã Âu Lâu, một xã vùng ven của thành phố Yên Bái, mặc dù đã được đầu tư nhiều song để đạt tiêu chí về giao thông trong xây dựng NTM, xã sẽ phải cải tạo cứng hóa trên 21 km đường GTNT, một khối lượng công việc không nhỏ.
Nhìn toàn cảnh bức tranh GTNT Yên Bái cho thấy, mặc dù đã đạt được những kết quả đáng khích lệ trong phát triển mạng lưới GTNT, phong trào xây dựng và phát triển giao thông đã được duy trì thường xuyên ở mỗi địa phương nhưng chất lượng đường đã ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển sản xuất và nhu cầu đi lại của nhân dân cũng như mục tiêu xây dựng NTM.
Nhóm P.V Kinh tế
Các tin khác
![](https://ims.baoyenbai.com.vn/Resize_Image.aspx?ImgWd=375&IptFl=/NewsImg/4_2012/82494_cong-doan-nghia-lo.jpg)
YBĐT - Góp phần cùng cơ sở xây dựng NTM giai đoạn 2011-2020, mới đây, Liên đoàn Lao động thị xã Nghĩa Lộ đã tổ chức Hội thi "Công đoàn với xây dựng NTM".
![Nông dân xã Minh Tiến (Trấn Yên) thu hoạch rau màu.
(Ảnh Linh Chi)](https://ims.baoyenbai.com.vn/Resize_Image.aspx?ImgWd=375&IptFl=/NewsImg/4_2012/82356_nong-dan.jpg)
YBĐT -Sự nỗ lực vươn lên của phụ nữ trong xã sẽ góp phần đưa phong trào hoạt động của Hội Phụ nữ xã Việt Thành, huyện Trấn Yên (Yên Bái) ngày càng đi lên theo hướng chất lượng.
![Con đường từ trụ sở UBND xã đi đình Khả Lĩnh mới được bê tông hoá năm 2011 thay cho con đường đất trước kia.](https://ims.baoyenbai.com.vn/Resize_Image.aspx?ImgWd=375&IptFl=/NewsImg/4_2012/82182_6-4 duong vao kha linh.jpg)
YBĐT - Đến Đại Minh, huyện Yên Bình (Yên Bái) trong cái nắng vàng dịu nhẹ của những ngày cuối đông càng làm cho chúng tôi cảm nhận được sự thanh bình của mảnh đất gắn với di tích đình thiêng Khả Lĩnh, của những gốc bưởi tổ nức tiếng xa gần.
YBĐT - Sau gần một năm thực hiện xây dựng cơ sở chính trị xã Phúc Sơn (Văn Chấn) đã có sự chuyển biến về mọi mặt. Các cấp, ngành của huyện đã triển khai thực hiện theo đúng kế hoạch của Ban chỉ đạo.