Di tích lịch sử Lam Kinh đón nhận Bằng Di tích Quốc gia đặc biệt

  • Cập nhật: Thứ tư, 11/9/2013 | 8:02:48 AM

Lễ đón nhận Bằng công nhận Di tích Quốc gia đặc biệt và Lễ hội Lam Kinh năm 2013 được tổ chức long trọng vào hồi 8h00’ ngày 26/9/2013 (tức ngày 22/8 âm lịch), tại sân Chính Điện - Khu di tích lịch sử Lam Kinh, truyền hình trực tiếp trên sóng VTV1 - Đài Truyền hình Việt Nam.

 Nhằm tôn vinh anh hùng dân tộc Lê Lợi, các vua Lê, các tướng sĩ và nhân dân có công trong lịch sử dựng nước và giữ nước; giới thiệu, quảng bá những giá trị văn hoá tiêu biểu, độc đáo của Di tích lịch sử Lam Kinh, tiềm năng văn hoá du lịch của Xứ Thanh với bạn bè trong nước, quốc tế; thu hút du khách thập phương về với di tích lịch sử Lam Kinh, về với Xứ Thanh “Vùng đất địa linh nhân kiệt”, góp phần đầu tư, xây dựng và phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của tỉnh nhà, từ ngày 24 đến ngày 26/9/2013 (tức ngày 20 - 22/8 âm lịch), UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức Lễ đón Bằng công nhận di tích Quốc gia đặc biệt và Lễ hội Lam Kinh năm 2013.

Lễ hội Lam Kinh năm nay khác với các kỳ lễ hội trước, diễn ra đồng thời với sự kiện Lễ đón Bằng công nhận Di tích Quốc gia đặc biệt và là năm chẵn kỷ niệm 580 năm ngày mất của Đức Thái Tổ Cao Hoàng đế Lê Lợi, được tổ chức với quy mô cấp tỉnh, mang tầm khu vực và quốc gia, hoành tráng, trang trọng và thiết thực.

Ngoài phần nghi thức tế lễ theo nghi thức thời Hậu Lê, Lễ đón Bằng công nhận di tích Quốc gia đặc biệt sẽ được tổ chức theo nghi thức hiện đại, trang trọng, hoành tráng, thành kính và tôn nghiêm.

Chương trình nghệ thuật được sân khấu hóa tái hiện lại cuộc khởi nghĩa 10 năm chống quân Minh của Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn, thể hiện những giá trị nổi bật về mặt kiến trúc và nghệ thuật của di tích Lam Kinh, tái hiện lại một số hoạt động văn hóa có ý nghĩa tôn kính tổ tiên và các chính sách về quản lý đất nước mang đậm dấu ấn của một số đời vua thời Lê; sự lan tỏa và tác động mạnh mẽ của hào khí Lam Sơn gần 600 năm qua trên quê hương Thanh Hóa.

Phần hội bao gồm các trò diễn múa hát dân gian đặc sắc, tiêu biểu của các địa phương trong tỉnh gắn liền với Lễ hội như: múa Xuân Phả, Múa Rồng Xuân Lập (Thọ Xuân), Trò Chiềng (Yên Định), Trò Sanh Ngô, Trống Hội Phú Khê (Hoằng Hoá), Hát múa Đông Anh (Đông Sơn); Cồng chiêng (Ngọc Lặc), Hò Sông Mã (Câu Lạc bộ dân gian Hà Trung).

Ngoài ra, sẽ có nhiều hoạt động văn hoá, thể thao và du lịch diễn ra bên lề như: tổ chức trưng bày, giới thiệu các công trình, nghệ thuật kiến trúc thời Lê và các công trình kiến trúc của Lam Kinh; tổ chức chiếu phim phục vụ bà con tại xã Xuân Lam; tổ chức giao lưu các trò chơi, trò diễn dân gian và thi đấu các môn thể thao dân tộc; tổ chức dịch vụ lữ hành, quảng bá du lịch Xứ Thanh gắn với vùng Tây Đô - Lam Kinh, Thành Nhà Hồ, Suối cá thần Cẩm Lương, du lịch biển Sầm Sơn…

(Theo VnMedia)

Các tin khác

Bộ VH-TT-DL vừa có quyết định công nhận lễ hội Nghinh Ông, huyện Cần Giờ, TPHCM là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Lễ hội Nghinh Ông diễn ra vào dịp rằm tháng 8 âm lịch hàng năm, là một trong những lễ hội thờ cúng cá ông (cá voi) hay lễ hội cầu ngư lớn nhất Nam bộ.

Tắm khoáng nóng giúp lưu thông máu, rất có lợi cho tim

Khi những cơn gió lạnh ùa về cũng là lúc du khách tìm đến dòng khoáng nóng. Không chỉ giúp thư giãn, tắm khoáng còn giúp phục hồi sức khỏe, chữa một số bệnh da, khớp và tim. Sau đây là 7 địa chỉ tắm khoáng nóng dành cho bạn.

Loại bánh này có nhân thập cẩm, lá dứa, trà xanh, đậu xanh, khoai môn, vừng đen... tùy theo khách đặt hàng.

Những chiếc bánh hình 12 con giáp rất xinh xắn, đáng yêu hay loại bánh nướng có vỏ bọc sô cô la đang là "hàng hot" của Tết Trung thu này.

Tại Mốc 17 (1), phía biên giới Việt Nam tại ngã ba sông biên giới - Ảnh: C.T.V.

Đi Kẻng Mỏ thực sự là một cuộc hành xác bằng xe máy, xe đi chậm như đi bộ và nhiều lúc phải đi bộ thật để đẩy xe trên quãng đường chỉ khoảng… 260km tính từ thị xã Lai Châu! Nhưng tại sao phải khổ sở để đi đến đó? Bởi một lẽ đơn giản thôi, đó là nơi con sông Đà chảy vào đất Việt!

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục