Đúng ngày 13 tháng Giêng hàng năm, làng La Phù (Hoài Đức, Hà Nội) lại mở hội rước “Ông lợn” thu hút hàng nghìn người tham dự.
|
|
Từ lâu, lễ rước “Ông lợn” đã trở thành một nét đẹp văn hóa tâm linh của người dân làng La Phù (huyện Hoài Đức, Hà Nội). Tương truyền, lễ rước “Ông lợn” là dịp để dân làng tưởng nhớ công ơn của Tĩnh Quốc Tam Lang dưới thời Hùng Duệ Vương thứ 6 đã có công đánh giặc giữ vững bờ cõi. Trước mỗi khi lên đường đi đánh giặc ông lại thổi xôi, mổ lợn khao quân. Người dân trong làng khi đó thường mang lợn đến dâng và tôn ông là Thành Hoàng làng.
Theo lệ làng, đúng 13 tháng Giêng hàng năm người dân làng La Phù lại mang lợn ra đình dâng tế Thành Hoàng. Lợn được dâng tế do các xóm tuyển chọn và nuôi dưỡng chu đáo từ hàng năm trước. Mỗi xóm sẽ chỉ được chọn một con duy nhất và đó phải là con lợn to béo, chăm sóc cẩn thận, sạch sẽ và tắm rửa hàng ngày.
Sau đó, nhưng con lợn này sẽ được đưa đến nhà các ông Đám (gia đình đăng cai tổ chức rước lợn cho xóm đó) rồi được làm thịt, trang trí đẹp và đưa lên kiệu đợi giờ đẹp để rước ra đình làm lễ dâng tế./.
|
Ngay từ sáng sớm, những người đàn ông trong làng đã đi bắt các "Ông lợn" đem về gia đình được chọn đăng cai làm lễ của xóm. Các "Ông lợn" này được dẫn đi chứ bị trói để tránh bị thâm tím và xây xát. |
|
Trước khi bắt lợn, người chủ nuôi cũng phải làm lễ để xin phép thần linh, tổ tiên. |
|
Việc làm thịt diễn ra rất cẩn thận bởi đây là lễ dâng tế Thành Hoàng làng nên "Ông lợn" phải trắng sạch. |
|
Điều quan trọng trong việc mổ các "Ông lợn" là phải bóc thật khéo léo lớp mỡ màng. Lớp mỡ này sẽ được dùng để làm áo choàng cho các "Ông lợn" khi dâng tế. |
|
Bên cạnh thịt lợn thì việc chuẩn bị môt bàn lộc là điều khá quan trong trong mỗi lễ rước của các xóm. Bàn lộc sẽ gồm một mâm hoa quả lớn, hoa, nến, hương... |
|
"Ông lợn" đã làm thịt sạch sẽ được đưa lên giá đỡ để chuẩn bị trang trí. Các "Ông lợn" thường có khối lượng lớn nên việc đưa lên giá cũng cần đến cả chục người. Năm nay, "Ông lợn" do nhà ông Tạ Tương Dũng ở xóm Đoàn Kết đăng cai dâng tế nặng tới 185kg. |
|
Việc quan trọng và cẩn thận nhất là khoác áo choàng lên cho "Ông lợn". Áo choàng là lớp mỡ được bóc ra từ chính "Ông lợn". Ngoài ra, còn một số phụ kiện khác như: tai giả, mắt giả, mũi giả... để thêm đẹp mắt. Dân làng quan niệm, một ông lợn to, đẹp được dâng tế sẽ đem lại nhiều may mắn cho xóm làng. |
|
Đúng 18h tối ngày 13 tháng Giêng, các "Ông lợn" của các xóm được rước về đình để chuẩn bị cho lễ tế. |
|
Mỗi đoàn rước sẽ gồm 3 kiệu chính: bàn lộc, mâm xôi và "Ông lợn" |
|
Trước mỗi đoàn là một phường kèn trống. |
|
Các "Ông lợn" đều được trang trí đẹp mắt.
|
|
Đúng 21h, các "Ông lợn" được rước vào đình dưới sự hướng dẫn của BTC và các cụ cao tuổi. |
|
Năm nay, có 17 "Ông lợn" được dâng tế. |
|
Trong đó, 6 xóm được chọn sẽ rước "Ông lợn" vào tận phía sâu trong cung chính. |
|
Các "Ông lợn" còn lại được đặt phía gian ngoài. |
|
Cứ như vậy, lần lượt 17 "Ông lợn" của các xóm ở La Phù được dâng tế. |
|
Đúng 12h đêm, các cụ cao tuổi bắt đầu làm lễ tế cho tới 1-2h sáng hôm sau. Sau đó, các xóm sẽ khiêng lợn trở lại nhà và đến sáng sẽ bắt đầu chia lợn cho các hộ gia đình. |
(Theo VOV)
Quyện trong làn sương huyền ảo bao phủ khắp Am Tiên (Triệu Sơn, Thanh Hóa) là màu hồng rực rỡ của những cành đào phai nở rộ sau Tết làm say đắm lòng người.
Hôm nay (13/2) (tức 14 tháng Giêng) diễn ra lễ Khai ấn đền Trần tại phường Lộc Vượng, TP Nam Định. Ban tổ chức Lễ hội Khai ấn đền Trần 2014 xuân Giáp Ngọ cho biết, nghi lễ khai ấn diễn ra vào đêm 14 rạng sáng 15 tháng Giêng.
Tối 12/2 (tức ngày 13 tháng Giêng), tại Khu di tích lịch sử Quốc gia Đền thờ và lăng mộ các vua Trần, xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình, Ủy ban Nhân dân huyện Hưng Hà đã tổ chức khai mạc lễ hội đền Trần năm 2014.
YBĐT - Những ngày hội xuân đầu năm mới, ở các bản làng người Mông thường diễn ra hội ném pao. Mỗi bản hoặc hai ba bản ở liền kề nhau sẽ cùng chung một sân bãi để tổ chức vui chơi. Những ngày này, các cô gái thường dậy rất sớm chuẩn bị đi hội.