UNESCO đưa thêm 21 địa danh vào Danh sách Di sản thế giới

  • Cập nhật: Thứ hai, 18/7/2016 | 2:12:58 PM

Tại kỳ họp lần thứ 40 kết thúc ngày 17/7, Ủy ban Di sản Thế giới thuộc Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục Liên hợp quốc (UNESCO) đã nhất trí đưa vào Danh sách Di sản thế giới thêm 21 địa danh trong số 27 đề cử.

Thành phố đá cổ Nan Madol của Micronesia là một trong số các di sản mới được UNESCO công nhận.
Thành phố đá cổ Nan Madol của Micronesia là một trong số các di sản mới được UNESCO công nhận.

Với việc công nhận thêm 21 địa danh là di sản thế giới, gồm 12 di sản văn hóa, 6 di sản thiên nhiên và 3 di sản kết hợp, Danh sách Di sản Thế giới hiện nay đã tăng lên 1.052 địa danh ở 165 quốc gia.

Các di sản mới được UNESCO công nhận thuộc các quốc gia như Trung Quốc với khu văn hóa nghệ thuật trên đá ở Zuojiang Huashan, Iran - hệ thống tưới tiêu cổ từ thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên, Micronesia - thành phố đá cổ Nan Madol, Ấn Độ - Đại học Phật giáo Mahavihara Nalanda, Bosnia và Herzegovina, Croatia, Montenegro và Serbia chung một đề cử nghĩa trang mộ đá Trung Cổ Stecci, Tây Ban Nha - khu mộ đá Antequera.

Ngoài ra, các địa danh tại Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, Anh... cũng có tên trong danh sách này.

Các công trình của kiến trúc sư nổi tiếng người Thụy Sĩ Le Corbusier (1887-1965) cũng được tôn vinh sau 2 lần bị UNESCO từ chối.

Trong số 17 công trình của Corbusier được vinh danh, có 10 tòa nhà được xây dựng tại Pháp, còn lại là các công trình được xây dựng tại quê hương tác giả cũng như tại 5 quốc gia khác là Đức, Argentina, Bỉ, Ấn Độ và Nhật Bản.

UNESCO cũng đưa một loạt di sản thế giới vào Danh sách Di sản Thế giới bị đe dọa, gồm 5 địa danh tại Libya, một địa danh tại Uzbekistan và một địa danh tại Mali, trong khi đưa một địa danh tại Gruzia ra khỏi danh sách này.

Trong khi đó, Nan Madol, thành phố cổ duy nhất của thế giới xây dựng trên rạn san hô, nằm ngay ngoài khơi bờ biển phía Đông của đảo Pohnpei, Micronesia, đồng thời được đưa vào Danh sách Di sản Thế giới và Danh sách Di sản bị đe dọa.

Theo kế hoạch, kỳ họp lần thứ 40 của Ủy ban Di sản Thế giới sẽ diễn ra trong 11 ngày, từ ngày 10-17/7, tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ nhưng đã phải cắt ngắn 4 ngày làm việc do ảnh hưởng từ cuộc đảo chính ở Thổ Nhĩ Kỳ xảy ra đêm 15/7 vừa qua.

Do đó, Ủy ban này quyết định sẽ thảo luận những vấn đề còn bỏ dở tại một cuộc gặp bất thường dự kiến được tổ chức tại thủ đô Paris (Pháp) trong vài ngày tới. Dự kiến, kỳ họp tiếp theo của Ủy ban Di sản Thế giới sẽ được tổ chức tại Ba Lan vào tháng 7 năm sau.

Ủy ban Di sản thế giới được thành lập từ năm 1977, tổ chức các kỳ họp thường niên với mục tiêu nâng cao nhận thức về bảo tồn các di sản thế giới.

(Theo TTXVN)

Các tin khác
Những cái ôm chia sẻ, đồng cảm.

Ngày hội Ôm quốc tế - International Free Hugs Day sẽ được tổ chức vào ngày 24-7 tới đây tại thành phố Hồ Chí Minh với khẩu hiệu: “Embracing the Heart, sharing the Love – Ôm trọn trái tim, san sẻ yêu thương” để đồng hành cùng ngày hội Free Hugs trên toàn thế giới.

Một góc Bến Đầm, huyện Côn Đảo- tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.

Côn Đảo giờ đây đã trở thành điểm đến thu hút du khách quốc tế nhờ vẻ đẹp hoang sơ, hải sản tươi ngon và hệ động thực vật phong phú.

Đài tưởng niệm kênh nhà Lê tại Nghệ An.

Theo thông tin từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho hay, di tích lịch sử kênh nhà Lê tại Nghệ An đã chính thức được xếp hạng là Di tích cấp quốc gia.

Mùa hoa tam giác mạch Hà Giang.

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Giang cho biết, Lễ hội hoa tam giác mạch tỉnh Hà Giang lần thứ II và Ngày hội văn hóa dân tộc Mông toàn quốc lần thứ II sẽ được tổ chức vào trung tuần tháng 10/2016.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục