Yên Bái hiệu quả từ nghị quyết hỗ trợ phát triển du lịch

  • Cập nhật: Thứ sáu, 13/5/2022 | 1:51:33 PM

YênBái - Để du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh và Yên Bái là một trong những điểm đến hàng đầu của vùng Tây Bắc, thời gian qua, HĐND tỉnh đã ban hành 2 nghị quyết quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển du lịch (PTDL) trên địa bàn.

Du khách trải nghiệm hoạt động du lịch cộng đồng trong vùng đồng bào Dao quần trắng ở phía Đông hồ Thác Bà thuộc huyện Yên Bình.
Du khách trải nghiệm hoạt động du lịch cộng đồng trong vùng đồng bào Dao quần trắng ở phía Đông hồ Thác Bà thuộc huyện Yên Bình.

Đây là những chính sách thiết thực, kịp thời giúp ngành du lịch của tỉnh vượt qua những "nốt trầm” do ảnh hưởng của dịch Covid-19 để mạnh mẽ vươn lên khẳng định vị thế của "ngành công nghiệp không khói” trong phát triển kinh tế - xã hội.

Đi vào hoạt động gần 2 năm, song do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nên Homestay Lai Minh của ông Hoàng Tương Lai ở thôn Trung Tâm, xã Xuân Lai, huyện Yên Bình gặp nhiều khó khăn. Năm 2020, gia đình ông Lai được ngành chức năng của huyện hướng dẫn hoàn chỉnh hồ sơ để hưởng chính sách hỗ trợ theo Điều 12, Nghị quyết số 14/2018/NQ-HĐND ngày 02/8/2018 của HĐND tỉnh. 

Được nhận mức hỗ trợ 20 triệu đồng, ông Lai phấn khởi: "Hưởng chính sách hỗ trợ của tỉnh, gia đình tôi có thêm điều kiện đầu tư mở rộng quy mô, mua sắm thêm một số hạng mục để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của du khách khi đến du lịch vùng ven hồ Thác Bà”. 

Thực hiện Điều 12, Nghị quyết số 14/2018/NQ-HĐND ngày 02/8/2018 và Nghị quyết số 10/2021/NQ-HĐND ngày 19/4/2021 của HĐND tỉnh về việc quy định một số chính sách hỗ trợ PTDL trên địa bàn tỉnh Yên Bái, đến nay, huyện Yên Bình có 20 homestay được hỗ trợ mua sắm trang thiết bị; thành lập và duy trì 8 đội văn nghệ quần chúng phục vụ sinh hoạt văn hóa, văn nghệ tại các thôn có hoạt động du lịch cộng đồng; bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng nghề cho nhân lực hoạt động trong lĩnh vực du lịch… với tổng kinh phí trên 730 triệu đồng.

Sau khi các nghị quyết được ban hành và đi vào cuộc sống, người dân trên địa bàn tỉnh có động lực để PTDL tốt hơn, bền vững hơn, góp phần thiết thực nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống. 

Bà Hoàng Thị Thanh Tâm - Trưởng phòng Văn hóa, Thông tin huyện Văn Chấn cho rằng, các chính sách hỗ trợ trong nghị quyết của HĐND tỉnh cho thấy sự quan tâm, tạo điều kiện, khuyến khích người dân Văn Chấn tích cực tham gia PTDL, làm kinh tế từ du lịch, gìn giữ và giới thiệu được những nét đẹp văn hóa của các dân tộc trên địa bàn huyện. 

Nghị quyết số 10/2021/NQ-HĐND ngày 19/4/2021 của HĐND tỉnh có những quy định cụ thể điều kiện, cơ chế, định mức hỗ trợ của từng chính sách như: chính sách hỗ trợ cơ sở vật chất và hạ tầng du lịch; chính sách hỗ trợ nguồn nhân lực du lịch và hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch; chính sách hỗ trợ phát triển tài nguyên du lịch. Đến nay, toàn tỉnh có 79 hồ sơ đảm bảo quy định được hỗ trợ với tổng kinh phí trên 1,7 tỷ đồng. 

Trong đó, hỗ trợ hơn 117 triệu đồng mua sắm trang thiết bị, phục vụ hoạt động của tổ thu gom rác thải tại thôn, bản có hoạt động du lịch cộng đồng là thôn Bản Vần xã Việt Hồng, huyện Trấn Yên và thôn Suối Hốc, xã Ngọc Chấn, huyện Yên Bình; hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực du lịch tại huyện Văn Yên; hỗ trợ 69 đối tượng tại huyện Yên Bình, Trấn Yên, Lục Yên, Mù Cang Chải thành lập và duy trì hoạt động của các đội văn nghệ quần chúng phục vụ sinh hoạt văn hóa, văn nghệ tại các thôn, bản có hoạt động du lịch cộng đồng; hỗ trợ truyền dạy trong lĩnh vực văn hóa phi vật thể cho 5 đối tượng tại huyện Trấn Yên, thị xã Nghĩa Lộ... 

Các chính sách hỗ trợ PTDL trên địa bàn tỉnh đã và đang nhận được sự quan tâm đặc biệt của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực du lịch, bởi các chính sách này sẽ tạo điều kiện để du lịch Yên Bái ngày càng phát triển. Riêng trong quý I/2022 và những ngày nghỉ lễ trong tháng 4/2022, toàn tỉnh đón trên 440.000 lượt khách. 

Qua đó, cho thấy hiệu quả từ nghị quyết hỗ trợ PTDL đã góp phần tích cực trong tạo nguồn nhân lực địa phương, bảo tồn giá trị văn hóa, khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh; đặc biệt là tài nguyên du lịch của địa phương, đảm bảo tính bền vững trong PTDL.  
Thanh Chi

Tags Yên Bái phát triển du lịch Nghị quyết 69 quảng bá du lịch

Các tin khác
Biển mây Tà Xùa, huyện Trạm Tấu.

Hội nghị kích cầu phát triển du lịch "Yên Bái - điểm đến an toàn, thân thiện, bản sắc, hấp dẫn, ấn tượng” do UBND tỉnh tổ chức ngày 19/4 đã chính thức phát "hiệu lệnh” kích hoạt toàn bộ hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Yên Bái sau đại dịch Covid-19, trong đó điểm nhấn "mở màn” quan trọng đầu tiên là dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5.

Du khách tham gia các hoạt động dã ngoại tại đồi thông Eo Gió, huyện Trạm Tấu.

Những năm gần đây, thực hiện mục tiêu phát triển du lịch bền vững, huyện Trạm Tấu đã và đang xây dựng, phát triển du lịch theo hướng xanh gắn với bảo vệ môi trường, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên.

Ruộng bậc thang thôn Khe Táu, xã Phong Dụ Thượng - điểm du lịch mới thu hút nhiều du khách tham quan, khám phá. (Ảnh: Thu Trang)

Năm 2022, huyện Văn Yên phấn đấu đón và phục vụ khoảng 360.000 lượt khách du lịch, trong đó 123.000 lượt khách lưu trú; doanh thu từ du lịch đạt 150 tỷ đồng.

Lùng Cúng - điểm đến của những đam mê và chinh phục.

Nằm ở độ cao 2.913 m so với mực nước biển thuộc địa bàn xã Nậm Có, huyện Mù Cang Chải, Lùng Cúng là một trong 10 đỉnh núi cao nhất Việt Nam. Những năm gần đây, du lịch Yên Bái ngày càng phát triển với nhiều địa danh, phong cảnh độc đáo, bản sắc riêng có như ở Mù Cang Chải.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục