Thờ ông tổ trồng quế - nét đẹp trong tín ngưỡng của đồng bào Dao đỏ Văn Yên

  • Cập nhật: Thứ bảy, 1/10/2022 | 10:17:10 AM

YênBái - Là 1 trong 5 hoạt động chính tại Lễ hội Quế huyện Văn Yên lần thứ IV/2022, nghi lễ dâng hương tại đình Tháp Cái, Viễn Sơn, huyện Văn Yên - nơi thờ ông Tổ trồng quế nhằm tri ân các bậc tiền nhân có công khai khẩn lập làng, lập bản, đưa cây quế về trồng ở xã Viễn Sơn nói riêng và ở các địa phương trong huyện nói chung.

Lễ dâng hương tại Đình Tháp Cái (Viễn Sơn).
Lễ dâng hương tại Đình Tháp Cái (Viễn Sơn).

Lễ hội Quế huyện Văn Yên lần thứ IV/2022 sẽ diễn ra một hoạt động hết sức độc đáo, mang đậm bản sắc, truyền thống tốt đẹp trong tín ngưỡng của đồng bào dân tộc Dao, đó là dâng hương tại đình Tháp Cái, xã Viễn Sơn. Hoạt động này nhằm tưởng nhớ, tri ân các bậc tiền nhân có công khai khẩn lập làng, lập bản, đưa cây quế về trồng, đem đến cuộc sống ấm no cho đồng bào Dao ở Viễn Sơn nói riêng và nhân dân trong vùng nói chung.

Tương truyền, tại thôn Tháp Cái có đình Tháp Cái thờ ông Bàn Phú Sáu, là một trong những người đầu tiên đưa gia đình về khai khẩn, lập làng bản ở Viễn Sơn và cũng là người đầu tiên tìm ra cây quế đưa về trồng và dạy dân cách trồng cây quế, nên dân bản gọi ông là "ông tổ” cây quế và được suy tôn là Thành hoàng. 

Trải qua những thăng trầm lịch sử, cây quế không chỉ giúp đồng bào làm thuốc chữa bệnh và làm hương liệu mà còn có thể bán, trao đổi hàng hóa nên đồng bào đã trồng quế ở khắp núi đồi.


Dâng hương ông tổ trồng quế trong đình Tháp Cái.

Khi kinh tế phát triển, cây quế ngày càng khẳng định được thương hiệu và giá trị của mình, giúp  cuộc sống của đồng bào Dao và các dân tộc trong vùng ngày càng no đủ, hạnh phúc. Cây quế đã mang lại thu nhập ổn định cho người dân Viễn Sơn. Hàng năm, toàn xã có khoảng trên 200 hộ gia đình có mức thu nhập hàng năm từ 100 triệu đồng trở lên từ cây quế; thậm chí có những hộ có thu nhập hàng tỷ đồng, sở hữu hàng chục ha quế nhiều năm tuổi, điển hình như các hộ ông Trần Văn Tráng, Trần Hồng Quân ở thôn Khe Dứa, ông Triệu Tiến Bảo ở thôn Khe Lợ…

Từ khi khởi dựng đến nay, trải qua hơn 200 năm, đình Tháp Cái vẫn tồn tại gắn bó với cộng đồng người Dao, với vùng đất Viễn Sơn xưa và nay. Các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo tuy đã có sự thay đổi nhưng vẫn giữ nguyên các giá trị vốn có của di tích. 

Theo phong tục, tín ngưỡng của đồng bào Dao đỏ xã Viễn Sơn, đình Tháp Cái mỗi năm tổ chức 4 lần cầu cúng. Đó là Lễ tháng Giêng - Lễ cúng Thành hoàng vào ngày mùng 1 Tết; Lễ cầu mùa vào ngày mùng 3/3 Âm lịch; Lễ cầu phúc, cầu lộc vào ngày 6/6 Âm lịch và ngày 2/8 âm lịch hàng năm với những nghi thức độc đáo theo phong tục địa phương. 

Với những giá trị lịch sử, văn hóa, ngày 26/12/2018, đình Tháp Cái, xã Viễn Sơn được UBND tỉnh công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.


Buổi học chữ Dao tại đình Tháp Cái.

Trong khuôn khổ của Lễ hội Quế huyện Văn Yên lần thứ IV, hoạt động dâng hương tại đình Tháp Cái được thực hiện với các nghi thức truyền thống, mang đậm bản sắc dân tộc Dao để cầu phúc, cầu lộc, cầu mùa; cầu Thành hoàng, thần linh che chở, phù hộ làng bản yên bình, mùa màng bội thu, cây quế tốt tươi, con người khỏe mạnh… 

Mặt khác nhằm tôn vinh những giá trị lịch sử,  giúp người dân địa phương cũng như du khách hiểu thêm về quá trình khai khẩn, lập làng bản cũng như sự có mặt và phát triển của cây quế nơi đây, đồng thời được tìm hiểu nét đặc sắc trong các giá trị văn hóa truyền thống của người Dao đỏ bản địa từ Lễ Cấp sắc 12 đèn, chữ viết, hát Páo dung đến múa Rùa, múa Gông…


Cây quế trên 30 năm tuối ở Viễn Sơn.

Đặc biệt hơn, khi tham gia hoạt động dâng hương tại đình Tháp Cái - nơi thờ ông tổ nghề trồng quế, du khách sẽ được chiêm ngưỡng những đồi quế bạt ngàn, xanh ngút tầm mắt, những đồi quế từ 20 - 30 năm tuổi ở thôn Khe Lợ, Khe Qué của địa phương, đồng thời thấy được sức sáng tạo không giới hạn trong lao động, sản xuất của đồng bào thông qua một số sản phẩm thủ công mỹ nghệ làm từ vỏ quế như: ống điếu, lọ tăm, logo...

(Theo Tin Tức)

Tags ông tổ trồng quế nét đẹp tín ngưỡng Dao đỏ Văn Yên

Các tin khác
Nghi thức tế lễ trong Lễ hội

Ngày 25/4 (tức 17/3 Giáp Thìn), phường Hợp Minh, thành phố Yên Bái tổ chức Lễ hội Giỗ Mẫu đền Bà Áo Trắng năm 2024. Dự Lễ hội có đồng chí Hoàng Thị Vĩnh - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy.

Tour du lịch lịch sử

Những ngày này, huyện Trấn Yên đang tích cực chuẩn bị ra mắt tour du lịch “Theo dấu chân anh hùng” và chung kết Cuộc thi “Em hát về địa chỉ đỏ”, thiết thực lập thành tích chào mừng kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 07/5/2024) và 79 năm thành lập Chiến khu Vần (5/1945 - 5/2024).

Cơ sở lưu trú Mộc Homestay thị trấn Mù Cang Chải sẵn sàng đón khách

Huyện Mù Cang Chải hiện có 104 dịch vụ homestay, nhà nghỉ và 70 cơ sở nhà hàng, quán ăn. Các cơ sở đã sẵn sàng đón khách kỳ nghỉ lễ 30/4 -1/5.

Nhu cầu du lịch nội địa dự kiến tăng trưởng mạnh mẽ trong đợt nghỉ lễ 30/4-1/5 và mùa hè này.

Ngày 24/4, Cục Du lịch quốc gia Việt Nam ban hành Văn bản số 780/CDLQGVN-QLLH gửi Sở Du lịch; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường bảo đảm an toàn trong các hoạt động du lịch dịp nghỉ lễ và cao điểm du lịch hè 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục