Thắng cảnh Hòn Cau thuộc địa giới hành chính huyện Tuy Phong cách thành phố Phan Thiết khoảng 110 km. Nơi đây có Khu bảo tồn biển có tính đa dạng sinh học cao, hội tụ nhiều loài hải sản quý hiếm như trai tai tượng, tôm hùm, hải sâm… và các rạn san hô có độ bao phủ cao, đa sắc màu, hình dáng phong phú; sở hữu rạn san hô nguyên thủy với nhiều chủng loại khác nhau.
|
Khu bảo tồn biển Hòn Cau, tỉnh Bình Thuận.
|
Ngoài ra, trong Khu bảo tồn biển Hòn Cau còn có Đảo Hòn Cau (hay còn gọi là cù Lao Câu) với cảnh quan thiên nhiên độc đáo, hấp dẫn. Hòn Cau là hòn đảo nhỏ với diện tích khoảng 1,4 km2, cách bờ 9 km; được bao quanh bởi hàng vạn khối đá có nhiều màu sắc và hình thù khác nhau nằm thành cụm, nhóm hoặc riêng lẻ như có sự sắp đặt của bàn tay con người, đẹp như bức tranh.
Đặc biệt, đảo Hòn Cau là một trong ba địa điểm trên cả nước có rùa biển - loài động vật nguy cấp, quý hiếm đang sinh sống và lên bờ sinh sản thường xuyên hàng năm. Bên cạnh đó, trên đảo còn giữ lại một số di tích như: Giếng Tiên (hay giếng Gia Long) theo truyền thuyết là nơi vua Gia Long từng ghé lại uống nước; đền thờ thần Nam Hải (Đền thờ cá Ông) là nơi ngư dân tại các xã ven biển của địa phương tổ chức Lễ hội Cầu Ngư hàng năm...
Năm 2019, Khu bảo tồn biển Hòn Cau được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Đề án phát triển du lịch sinh thái bền vững có sự tham gia của cộng đồng. Mục tiêu của đề án là phát huy lợi thế của khu bảo tồn biển, phát triển các loại hình du lịch, dịch vụ phù hợp có sự tham gia của cộng đồng; từ đó tạo sinh kế cho người dân và nguồn tài chính phục vụ quản lý, bảo tồn biển, bảo vệ và phát triển nguồn lợi hải sản; đồng thời, góp phần quản lý chặt, đảm bảo hài hòa giữa phát triển du lịch, bảo tồn biển và tạo thêm điểm đến độc đáo cho du khách trong chuỗi các điểm đến hấp dẫn của địa phương để phát triển du lịch huyện Tuy Phong nói riêng và tỉnh Bình Thuận nói chung.
Thông tin từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Thuận ngày cho biết, Uỷ ban nhân dân tỉnh vừa có quyết định xếp hạng Di tích cấp tỉnh đối với Thắng Cảnh Hòn Cau tại xã Phước Thể, huyện Tuy Phong. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Thuận giao Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Uỷ ban nhân dân huyện Tuy Phong thực hiện việc quản lý Nhà nước đối với Thắng cảnh Hòn Cau theo quy định của pháp luật về Di sản văn hóa. Đây là cơ sở trong việc quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị thắng cảnh trong thời gian tới.
Trước đó, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng Uỷ ban nhân dân huyện Tuy Phong xây dựng hồ sơ khoa học Thắng cảnh Hòn Cau tại xã Phước Thể, huyện Tuy Phong. Các thành phần hồ sơ khoa học đã được thiết lập hoàn chỉnh theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch bao gồm: Tập lý lịch khoa học và ảnh khảo sát tả thắng cảnh; biên bản và bản đồ khoanh vùng bảo vệ thắng cảnh; bản đồ vị trí và chỉ dẫn đường đi đến thắng cảnh.
(Theo Tin tức)
Cùng với việc tổ chức các hoạt động khám phá Danh thắng Quốc gia đặc biệt Ruộng bậc thang, những năm qua, huyện Mù Cang Chải đã xây dựng, triển khai nhiều sản phẩm du lịch mạo hiểm nhằm tạo ra những cung đường, trải nghiệm mới cho du khách trong hành trình chiêm ngưỡng vẻ đẹp bất tận của mùa vàng Mù Cang Chải.
Nhờ áp dụng linh hoạt các giải pháp kích cầu du lịch, mở cửa lại hoạt động du lịch đồng bộ, thích ứng an toàn trong hoàn cảnh dịch COVID - 19 phức tạp; ngành Du lịch Yên Bái đã đạt được kết quả ấn tượng trong 8 tháng đầu năm 2022. Điều đó thể hiện qua số lượt khách tăng hơn 103%, doanh thu tăng hơn 152% so với cùng kỳ năm 2021.
Nhật Bản là một điểm đến hoàn hảo cho những chuyến du lịch mùa thu, với vô vàn địa điểm đẹp và thú vị để thưởng lãm, trong đó không thể không nhắc tới cung đường đèo 48 khúc cua Irohazaka, thuộc tỉnh Tochigi.
Đây đều là những con đường thu hút người dân địa phương lẫn du khách từ khắp mọi nơi.