Suối Giàng phát huy lợi thế du lịch giáo dục

  • Cập nhật: Thứ ba, 11/7/2023 | 1:51:09 PM

YênBái - Du lịch giáo dục là hình thức du lịch kết hợp giữ trải nghiệm, học tập, thư giãn, đưa trẻ đến gần hơn với thiên nhiên, để trẻ được vui chơi, khám phá kết hợp với tìm hiểu lịch sử, văn hóa, con người, mang đến cho các em chuyến du lịch bổ ích và là cơ hội để các em hoàn thiện kỹ năng, thích ứng với cuộc sống, tự tin thể hiện bản thân. Đó là những mô hình những người làm du lịch tại xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn đã quan tâm và tổ chức thành công.

Du khách tham gia tour “Sống như người bản địa” tại xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn.
Du khách tham gia tour “Sống như người bản địa” tại xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn.

Suối Giàng có độ cao gần 1.400 m so với mực nước biển nên nơi đây khí hậu mát mẻ quanh năm. Ở đây, đồng bào dân tộc Mông chiến 95% dân số, lưu giữ được nhiều nét văn hóa truyền thống độc đáo. Không chỉ có khí hậu mát mẻ, đến Suối Giàng, du khách còn được thưởng thức trà Shan tuyết hái từ những cây chè cổ thụ có tuổi đời hàng trăm năm. 

Khi đến với Suối Giàng, du khách còn có thêm được rất nhiều trải nghiệm khi tới thăm quan các điểm như: động Thiên Cung, rừng nguyên sinh Cốc Tình, rừng Trúc Mao, vườn trà Vương Quốc Trà… và đặc biệt là Không gian văn hóa trà Suối Giàng và Nahi Village ,ngôi làng hạnh phúc.

Với những gì đang có, Suối Giàng là địa phương có tiềm năng phát triển du lịch giáo dục. Nắm bắt cơ hội, năm 2021, anh Đào Đức Hiếu - chủ Không gian văn hóa trà Suối Giàng và Nahi Village ngôi làng hạnh phúc, tại thôn Pang Cáng đã tiên phong triển khai hoạt động trải nghiệm kết hợp học tập cho các bạn nhỏ dưới dạng một tour du lịch. Tour có tên gọi "Sống như người bản địa” dành cho các bạn trẻ có độ tuổi từ 10-16 tuổi, tổ chức từ tháng 5 đến tháng 9, khoảng thời gian các bạn học sinh được nghỉ hè.

Chuyến đi diễn ra trong 3 ngày, 2 đêm với khoản chi phí hợp lý khoảng 1,5 triệu đồng/người bao gồm: dịch vụ nghỉ ngơi, ăn uống, đi lại kết hợp các hoạt động vui chơi. Tham gia chương trình, các bạn nhỏ sẽ trải nghiệm làm canh nông, giao lưu, học hỏi chia sẻ kỹ năng cùng người bản địa, thăm các bản làng xem các hoạt động đời sống hàng ngày của đồng bào người Mông, hái chè, làm chè thủ công, chơi trò chơi dân gian và thưởng thức những món ăn địa phương… 

Em Nguyễn Tuấn Anh ở thành phố Hà Nội, thành viên tham gia tour "Sống như người bản địa” chia sẻ: "Lớn lên ở thành phố, em chưa từng được chơi những trò chơi dân gian, nói chuyện với những bạn nhỏ người Mông, được đốt lửa trại… Qua một người bạn, em biết đến tour du lịch này, em đã xin phép bố mẹ tham gia. Trong chuyến đi, em được thấy cây chè cổ thụ trăm năm tuổi, hái chè, làm chè thủ công, chơi những trò chơi dân gian và thưởng thức những món ăn địa phương, mang về những sản phẩm độc đáo do chính tay mình làm tặng người thân yêu. Từ những hoạt động trải nghiệm tại Suối Giàng, em cũng không sử dụng điện thoại, thiết bị điện tử. Em có thêm kiến thức để vận dụng vào học tập, cuộc sống và tập cách sống tự lập”. 

Chuyến trải nghiệm đã có nhiều thay đổi tích cực đến với các em nhỏ. Chị Lê Huyền Trang - phụ huynh của em Nguyễn Tuấn Anh cho biết: "Theo tôi, hãy để trẻ thật sự có một kỳ nghỉ hè đáng nhớ, nhiều kỷ niệm, học được nhiều điều từ thực tế của cuộc sống! Chính vì thế, tôi cho con tham gia chuyến đi này. Con thích thú, vui vẻ kể cho cả gia đình về những trải nghiệm mới mẻ. Ngoài ra, tôi thấy con tự lập hơn trong sinh hoạt cá nhân. Con hứa chăm ngoan, học tập tốt để năm sau sẽ tiếp tục được tham gia du lịch hè bổ ích nữa”. 

Hiện tại, sau gần 2 năm đi vào hoạt động, tour "Sống như người bản địa” đã đón hàng nghìn lượt khách nhí đến nghỉ dưỡng, tham quan và có những trải nghiệm đáng nhớ tại Suối Giàng. 

Suối Giàng với cảnh đẹp thiên nhiên và văn hóa bản địa phong phú là địa chỉ thú vị, rất phù hợp phát triển mô hình du lịch giáo dục. Việc phối hợp giữa giáo dục và du lịch sẽ là hướng đi hiệu quả, góp phần phát triển du lịch địa phương, nhất là trong thời điểm du lịch hè năm nay.     

Thu Hiền   

Tags Suối Giàng phát huy lợi thế du lịch giáo dục

Các tin khác
Thời gian tới, huyện Lục Yên tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch “Chợ đá quý Lục Yên”.

Đến nay, lĩnh vực du lịch huyện Lục Yên đã tạo việc làm cho khoảng 800 lao động. Trong đó, 350 lao động trực tiếp, còn lại là lao động gián tiếp.

Trình diễn Khinh khí cầu tại Cát Bà, TP Hải Phòng hồi tháng 4-2024.

Người dân và du khách có cơ hội trải nghiệm bay treo khinh khí cầu miễn phí và chụp hình ở độ cao tối đa 50 m trong Lễ hội Hoa Phượng đỏ 2024 từ ngày 11-5 đến ngày 15-5.

Một góc làng Làng văn hóa du lịch cộng đồng dân tộc Mông, nằm ở thôn Pả Vi Hạ thuộc xã Pả Vi, huyện Mèo Vạc (Hà Giang).

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết sẽ tiến hành kiểm tra công tác chấp hành các quy định pháp luật và đảm bảo chất lượng của doanh nghiệp lữ hành, hệ thống cơ sở lưu trú du lịch, cơ sở giáo dục đào tạo nghiệp vụ lĩnh vực du lịch và hoạt động nghiệp vụ hướng dẫn viên du lịch năm 2024.

Thác Mộng Mơ, huyện Văn Chấn thu hút khách ngày hè.

Dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 vừa qua là những ngày nắng nóng gay gắt trên cả nước nên lượng khách đổ đến các thác nước vừa tắm thác, tham quan vừa trải nghiệm các hoạt động sinh thái dã ngoại tăng đột biến. Nhiều chủ điểm du lịch sinh thái khai thác suối, thác trên địa bàn tỉnh Yên Bái nhận định: Chưa năm nào loại hình du lịch này lại thu hút đông khách đến thế, trung bình mỗi nơi có tới hàng trăm lượt, có nơi cả nghìn khách mỗi ngày.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục