Quảng Nam: Đêm Mỹ Sơn huyền ảo
- Cập nhật: Thứ tư, 2/5/2007 | 12:00:00 AM
Nhân dịp lễ 30-4 và 1-5, lần đầu tiên, di sản văn hoá thế giới Khu đền tháp Chămpa Mỹ Sơn (huyện Duy Xuyên, Quảng Nam) "mở cửa" đón du khách ở lại chiêm ngưỡng một Mỹ Sơn huyền thoại trong không gian về đêm.
Một góc Mỹ Sơn trong chương trình thử nghiệm "đêm Mỹ Sơn huyền ảo"
|
Du khách cũng sẽ được thưởng thức các tiết mục biểu diễn nghệ thuật truyền thống Chămpa. Đó là những trích đoạn nhạc lễ, vũ điệu cung đình Chămpa "bước ra" từ những phù điêu, tượng khắc trên bia thành, đền tháp, được chọn lọc, "gọt tỉa" để có thể trở thành sản phẩm trình diễn đặc sắc trong "đêm Mỹ Sơn huyền ảo". Để đảm bảo an toàn cho di tích, số du khách vào khu đền tháp để thưởng ngoạn "đêm Mỹ Sơn huyền ảo" được hạn chế mỗi lượt dưới 100 người.
Hiện Ban QL di tích và du lịch cũng đang cùng với Cty du lịch lữ hành quốc tế Lê Nguyễn (Hội An) thử nghiệm mở tour "khám phá Mỹ Sơn vào ban đêm", và sẽ hoàn chỉnh chương trình tour vào tháng 6.2007, chính thức đưa vào phục vụ du khách "nhân dịp" lễ hội "Quảng Nam - hành trình di sản" với chủ đề "Con đường di sản Đông Dương". Tour du lịch thú vị, mới lạ này kéo dài trong 2 ngày 1 đêm, "kết nối" 2 di sản văn hoá thế giới Hội An đến Mỹ Sơn và du lịch làng quê.
Sau khi tham quan, tìm hiểu, nghiên cứu khu đền tháp mỹ Sơn vào ban ngày, về đêm, du khách sẽ thưởng ngoạn Mỹ Sơn trong một không gian chiêm bái, huyền ảo và hấp dẫn thực sự. Du khách cũng sẽ tham quan các làng nghề truyền thống nổi tiếng như đúc đồng Phước Kiều, dệt Duy Trinh, làng nghề trồng dâu, ươm tơ dệt lụa Mã Châu, Đông Yên, làng chiếu An Phước, khu du lịch sinh thái Duy Sơn...
Ban QL di tích Mỹ Sơn cho biết thêm, sản phẩm "đêm Mỹ Sơn huyền ảo" có thể không mang lại lợi nhuận cao, bởi ngoài hệ thống đèn chiếu sáng chuyên biệt, được thiết kế độc đáo, kéo dài từ cầu Khe Thẻ vào khu đền tháp rất tốn kém, lượng trầm hương hun toả trong không gian lớn, đoàn vũ công phục vụ chất lượng cao cũng chi phí cao. Song, việc mở tour khám phá Mỹ Sơn vào ban đêm nằm trong kế hoạch làm mới hình thức tham quan, kéo dài thời gian lưu trú của du khách và kích thích phát triển các dịch vụ du lịch tại chỗ.
(Theo 24h)
Các tin khác
Con cáy sống ở dọc bờ biển, nhỏ hơn con cua đồng, chạy rất nhanh vùi sâu vào cát mỗi khi có tiếng động.Đến mùa đẻ trứng hầu như con nào cũng mang đầy gạch. Đó là những bộng trứng chắc, vàng, béo ngậy. Người ta bắt cáy và hấp lên lấy trứng để làm bánh. Trứng cáy là nguyên liệu chính để làm nên bánh cáy. Vào khoảng cuối xuân sang hè, cáy bắt đầu mang trứng.
Ra đảo Cù lao Chàm - một cụm đảo với 8 hòn đảo nhỏ để khám phá sườn đồi là một niềm vui thú mới đối với cư dân Hội An và du khách.
Đây là lễ hội truyền thống từ xa xưa được khôi phục lại sau hàng chục năm gián đoạn, nhằm tái hiện lại những nét văn hoá đặc sắc của một vùng đã từng nổi danh "thứ nhất Kinh kỳ thứ nhì Phố Hiến".
Cồn Hến - Vỹ Dạ là một địa điểm nằm ngay bên dòng sông Hương từ lâu đã nổi tiếng với nhiều món ăn dân dã đặc trưng của xứ Huế. Mỗi món ăn ở đây đều chứa đựng những nét văn hóa ẩm thực không nơi nào có được.