Khô cá sửu hấp cơm

  • Cập nhật: Thứ sáu, 4/4/2008 | 12:00:00 AM

Có thể có nhiều cách chế biến khô cá sửu, nhưng theo tôi, đem hấp trong nồi cơm là tiện nhất

Cá sửu rất to nên thường người ta chỉ hấp một khứa là đủ ăn. Khứa khô chuẩn bị hấp rửa sạch, cho vào một thau nhôm nhỏ, hoặc một ngăn của cà mèn, hay hấp bằng tô, hoặc dĩa cũng được. Bằm ớt, tỏi gừng xắt nhuyễn để lên trên mặt, sau đó cho mỡ vào, mỡ càng nhiều ăn càng ngon. Khi nồi cơm sôi, cho dĩa cá sửu vào, đậy nắp nồi cơm lại, đến khi cơm chín là ăn được.

Khi lấy cá từ nồi cơm ra, một mùi thơm bốc lên, nhìn khứa cá sửu rất đẹp, tựa chừng như một bông hoa ở giữa có điểm vài nhuỵ hoa. Dưới đáy dĩa là một lớp mỡ đã ngả sang màu vàng vì hoà lẫn với thịt cá. Cơm ăn với khô cá sửu phải nấu cho khô ăn mới ngon, nấu cơm nhão là hỏng.

Cá sửu là một loại cá có ít xương, xương lại to, không có xương vụn, chỉ có một đường nằm dài theo thân cá. Khô cá sửu hấp cơm  ăn rất bùi và thơm, hơi mặn. Chỉ cần một miếng nhỏ thịt cá là có thể ăn được gần nửa chén cơm. Rau ăn với món này chủ yếu là dưa leo và rau mùi các loại. Dĩa khô hấp chế biến đơn giản nhưng có đủ các vị: khô có vị mặn, thơm, béo, bùi. Vị béo của mỡ, thơm của tỏi, vị cay của ớt, của gừng... đủ làm cho bữa cơm ngon miệng.

Khi mua khô cá sửu về, để bảo quản, người ta cắt ra từng khứa, rồi cho các khứa đó ngâm vào keo mỡ, khi ăn thì lấy ra, nếu là đem hấp với cơm thì người ta lấy luôn mỡ đó đem hấp. Vì ngâm lâu nên mỡ ngấm vào thịt cá, vì vậy ăn lại càng ngon hơn.

(Theo SGTT)

Các tin khác
Dâng lễ tại 
Đền Nhược Sơn.

YBĐT - Nằm bên bờ sông Hồng, cách thị trấn Mậu A, huyện Văn Yên (Yên Bái) chừng 41 km theo đường tỉnh lộ 151 là tới Khu di tích Lịch sử - Văn hóa Đền Nhược Sơn. Khu di tích này thuộc thôn Ngọc Châu, xã Châu Quế Hạ, là đền thờ võ tướng Hà Chương - một nhân vật có thật trong lịch sử, một võ tướng tài ba thời nhà Trần - đã có những đóng góp to lớn trong việc trấn giữ vùng biên cương phía Bắc, góp phần làm nên chiến thắng oanh liệt của dân tộc ta trước quân xâm lược Nguyên Mông.

Nhà Mơ Nông bên hồ Lắk

Buôn M’Liêng, xã Đắc Liêng nằm sát bên hồ Lắk và tiếp giáp với những cánh rừng nguyên sinh - đây được xem là những điểm du lịch nổi tiếng, hấp dẫn vào loại bậc nhất ở Tây nguyên.

Nhộng ve sau khi chế biến

Tháng ba, trời nóng như đổ lửa. Theo chu kỳ sinh học tự nhiên, những con nhộng sau thời gian ủ mình dưới đất, bỗng như có hẹn, cùng rủ nhau bò lên cây lột xác để biến thành ve sầu. Nhộng ve chỉ có một mùa duy nhất trong năm. Lúc khác muốn bỏ tiền ra mua cũng không có!

YBĐT - Đền Hạ thuộc phường Tân Quang, thị xã Tuyên Quang (Tuyên Quang) được xây dựng vào năm 1738. Trải qua các thời kỳ, đền có nhiều tên gọi khác nhau, đời Lý gọi là đền Tam Kỳ, đời Trần có tên là Hiệp Thuận (lúc đó đền thuộc thôn Hiệp Thuận, xã ỷ La). Đến đời Hậu Lê đền mới có tên là Đền Hạ như ngày nay.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục