8 sai lầm khi chế biến rau xanh

  • Cập nhật: Thứ năm, 4/12/2008 | 12:00:00 AM

Có những người ăn nhiều rau xanh mà cơ thể vẫn thiếu chất. Vấn đề cốt yếu ở chỗ chúng ta mắc nhiều lỗi “ngớ ngẩn” khi chế biến rau xanh. Bạn có mắc phải những lỗi dưới đây không?

1.  Rau xanh để lâu

 

Để tiết kiệm thời gian, nhiều người  đặc biệt là “dân” văn phòng thường chỉ đi chợ một lần cho cả tuần, mua đủ loại thực phẩm và rau quả về “chất” trong tủ lạnh. Làm như vậy đương nhiên rất tiện lợi, có thể tiết kiệm được thời gian nhưng lại không biết rằng rau xanh càng để lâu càng mất đi nhiều dinh dưỡng.

 

Ví dụ các loại rau giàu vitamin C như rau ngót, rau cải sẽ hao tổn 84% vitamin C nếu để ở nhiệt độ 20oC trong1 ngày. Nếu cần thiết phải “tích trữ” thì nên để ở nơi khô ráo, thoáng mát và không có ánh mặt trời.

 

2. Bỏ đi phần giàu vitamin nhất

 

Một số thói quen chế biến rau xanh của chúng ta cũng làm mất đi hàm lượng dinh dưỡng trong rau xanh. Ví dụ cách chế biến để giá ngọt, không chát bằng cách bỏ phần đỗ, giữ lại phần thân. Vì hàm lượng vitamin C ở phần đỗ nhiều gấp 2 - 3 lần thân giá. 

 

3.  Dùng lửa nhỏ xào rau

 

Vitamin C và B1 đều “sợ”nóng, vì vậy khi xào rau không nên dùng lửa nhỏ “om”, nên vặn lửa thật to. Còn nữa, cho vào rau một chút giấm sẽ giữ được nhiều vitamin hơn.

 

Một số loại rau thích hợp với cách ăn “tươi sống” hơn ví dụ như dưa chuột, cà chua, xà lách.

 

4. Nấu xong rồi không ăn ngay

 

Thói quen ngâm rau sau khi tắt bếp sẽ làm mất đi lượng lớn chất dinh dưỡng. Vì vậy, sau khi món ăn vừa nấu xong nên cho ra đĩa “đánh chén” ngay lập tức.

 

5.  Chỉ ăn cái, bỏ nước

 

Khi xào rau, đại đa phần dinh dưỡng ở trong rau đều “hoá giải” vào hết trong nước, không uống thật là đáng tiếc.

 

6. Thái  trước, rửa sau

 

Rất nhiều người có thói quen cắt rau trước sau đó mới rửa, thực ra làm như thế cũng sẽ làm cho một phần Vitamin tan vào trong nước.

 

7.  Chỉ thích ăn rau xào

 

Một số người tin rằng thịt xào cùng với rau sẽ làm giảm khả năng hấp thụ chất béo của cơ thể nhưng thực tế càng khiến cơ thể dễ hấp thụ dầu mỡ.

 

 

Rau nhiễm các loại thuốc trừ sâu, vi sinh... không thể nhìn thấy bằng mắt thường vì thế nên rửa rau dưới vòi nước chảy thật kỹ.

 

Ăn hoa quả nhất định phải gọt vỏ.

 

(Theo Dân Trí)

Các tin khác
Cung điện Hoàng gia Brunei.

Theo ngôn ngữ Nam đảo, Brunei có nghĩa là “Nơi ở của Hòa Bình”. Với diện tích gần 6.000km2, trong đó rừng nguyên sinh chiếm đến 70%, Brunei còn được mệnh danh là “Hòn ngọc xanh” của Đông Nam Á.

Vừng (mè) còn được gọi là chi ma tử. Vừng có hai loại: Vừng đen và vừng trắng. Vừng đen được làm thuốc chữa bệnh, vị ngọt, tính bình, có tác dụng dưỡng huyết, nhuận táo, bổ ngũ tạng hư nhược, ích khí lực, đẩy tủy não, mạnh gân cốt, khỏi tê thấp. Các nhà y dược và dinh dưỡng học từ thời cổ đại đã coi vừng là thức ăn bổ dưỡng, làm trẻ đẹp dung nhan và kéo dài tuổi thọ.

Văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên- Huế cho biết tỉnh đã đầu tư 9,3 tỉ đồng để trùng tu di tích lầu Tứ phương Vô sự, nằm ở phía Bắc Hoàng thành, Đại nội Huế, thuộc quần thể di tích cố đô Huế. Công trình sẽ hoàn thành vào năm 2010.

Có lẽ chẳng mấy ai từ thuở ông bà ta lại có thể tiên liệu được rằng, món quà bình dị ấy đã trở thành một nét văn hóa ẩm thực đặc trưng, lừng danh khắp vùng miền trên đất nước hình chữ S.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục