Công bố giải thưởng khoa học Shaw
- Cập nhật: Thứ tư, 17/6/2009 | 12:00:00 AM
Hãng tin AFP sáng nay, 17-6, đưa tin hai nhà khoa học người Mỹ và Canada nghiên cứu về bệnh béo phì là chủ nhân của giải thưởng Shaw.
Nhà khoa học Douglas Coleman (trái), và Jeffrey Friedman (phải)
|
Theo đó, nhà khoa học người Mỹ Douglas Coleman và nhà khoa học người Canada Jeffrey Friedman sẽ cùng chia nhau giải thưởng khoa học đời sống - y tế của Shaw trị giá 1 triệu USD.
Ông Coleman và ông Friedman đã có hai công trình nghiên cứu riêng biệt liên quan đến kích thích tố leptin gây nên tình trạng béo phì ở người. Phát hiện này được xem là phát hiện quan trọng nhất giúp hạn chế căn bệnh béo phì vốn rất phổ biến trong xã hội ngày nay. Ngoài ra, phát hiện này cũng giúp các nhà khoa học tìm ra phương pháp chữa bệnh đái tháo đường và bệnh liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ.
Ông Coleman sinh năm 1931 tại Ontario là nhà khoa học danh dự của Phòng thí nghiệm Jackson ở Maine.
Ông Friedman sinh năm 1954 ở Orlando, Florida, hiện là giáo sư của trường đại học Rockefeller, New York.
Giải thưởng Shaw được trao lần đầu vào năm 2004 cho các nhà nghiên cứu trong các lĩnh vực toán học, khoa học đời sống - y tế và thiên văn học. Giải thưởng Shaw do Quỹ giải thưởng Shaw Hong Kong quản lý.
Giải thưởng thiên văn học năm nay được trao cho chuyên gia nghiên cứu về sao Frank Shu thuộc trường đại học California, San Diego, Mỹ.
Giải thưởng về toán học đồng trao cho hai nhà toán học Simon Donaldson thuộc Đại học Imperial ở London, Anh và Clifford Taubes thuộc Đại học Harvard, Mỹ về những đóng góp nổi bật của hai ông trong nghiên cứu hình học không gian 3 và 4 chiều.
Giải thưởng năm nay sẽ được trao vào tháng 10 tại Hong Kong (Trung Quốc).
(Theo SGGP)
Các tin khác
YBĐT - Mùa hè, nhiệt độ cao, làm ảnh hưởng lớn tới khả năng sinh trưởng và phát triển của vật nuôi. Để đảm bảo chống nóng cho gia súc, gia cầm người chăn nuôi cần lưu ý thực hiện tốt một số biện pháp sau đây:
YBĐT - Công nghiệp hóa – hiện đại hóa (CNH-HĐH) thực chất là cuộc cách mạng công nghiệp, từ sản xuất nhỏ với công nghệ lạc hậu chúng ta đi thẳng vào đầu tư công nghệ hiện đại cho các nhà máy đầu tư mới. Còn các nhà máy cũ, cần từng bước đầu tư đổi mới hoặc là mạnh dạn đầu tư công nghệ mới. Bên cạnh việc đầu tư công nghệ thiết bị mới cũng cần phải đào tạo nguồn nhân lực có trình độ tương ứng với công nghệ thiết bị mới đó.
Ngày 25.5, ông Nguyễn Đức Phường (Hội Thiên văn - Vũ trụ Việt Nam) cho biết vào ngày 22.7 tới sẽ diễn ra một hiện tượng tự nhiên vô cùng kỳ thú: nhật thực toàn phần dài nhất thế kỷ 21.
Là 1 trong 5 "ổ bão" lớn nhất thế giới, Việt Nam được cảnh báo đang và sẽ phải chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi thiên tai. 12-15 triệu người mất đất do biến đổi khí hậu